Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống 2024 có những nội dung nào đáng chú ý? Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn là một trong những dịch vụ có tần suất sử dụng hóa đơn điện tử tương đối nhiều, thường xuyên phát sinh giao dịch. Vì vậy, các vấn đề xoay quanh hóa đơn được đặc biệt quan tâm. Năm 2024, doanh nghiệp cập nhật các quy định dưới đây để xuất hóa đơn dịch vụ ăn uống đúng quy định.
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống 2024 có những nội dung nào đáng chú ý? Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn là một trong những dịch vụ có tần suất sử dụng hóa đơn điện tử tương đối nhiều, thường xuyên phát sinh giao dịch. Vì vậy, các vấn đề xoay quanh hóa đơn được đặc biệt quan tâm. Năm 2024, doanh nghiệp cập nhật các quy định dưới đây để xuất hóa đơn dịch vụ ăn uống đúng quy định.
Đối với hóa đơn điện tử thì nội dung trên hóa đơn phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 6, Thông tư số 32/2011/TT-BTC
Trên hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ các danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, loại hóa đơn này phải truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Tùy thuộc vào hình thức bán hàng, loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho người mua để doanh nghiệp ghi tên hàng hóa, dịch vụ ăn uống cho phù hợp.
Trường hợp phục vụ ăn tại chỗ, khách hàng đặt ăn thì doanh nghiệp ghi rõ tên các món ăn như: Cá rán, thịt nướng, tôm hấp, rau cải luộc,…; đồ uống: nước ngọt, bia rượu,… kèm theo các dịch vụ phát sinh (nếu có)
Đơn vị tính tùy theo phương thức xác định số lượng thực tế như: đĩa, chén, bát, xoong nồi, kg… Đối với suất ăn, cơm hộp, cơm văn phòng thì tên hàng hóa, dịch vụ ghi đơn vị tính là suất, hộp, đĩa, khay,…
Theo Điều 11, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan Thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan Thuế cần đảm bảo một số nguyên tắc theo quy định. Cụ thể, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, hoạt động kinh doanh thuộc 8 lĩnh vực sau đây sẽ thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế bao gồm:
Mặt khác, theo Điều 8, Thông tư 78/2021/TT-BTC, đối tượng được lựa chọn áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền bao gồm các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng theo mô hình kinh doanh như: Trung tâm thương mại, bán lẻ hàng tiêu dùng, siêu thị, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, dịch vụ vui chơi giải trí. Như vậy, dịch vụ ăn uống thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế.
Để lập hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống, kế toán cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Về bản chất, hóa đơn điện tử không bị giới hạn về số dòng trên một tờ hóa đơn. Vì vậy, doanh nghiệp không được lập bảng kê kèm theo (theo Khoản 3 tại Điều 3 được quy định trong Thông tư 32/2011/TT-BTC) dịch vụ bản giấy với mục đích đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hệ thống.
Khi xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp phải viết chi tiết “Tên món ăn, số lượng (đĩa, khay, hộp, suất..), đơn giá như thế nào, tổng thanh toán…”
Trên đây Hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.
Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế
SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.
EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY
Video hướng dẫn sử dụng Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos
Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ
Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69
Website: https://easyinvoice.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn
Nước dừa là loại thức uống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nhưng cũng có một vài trường hợp không nên sử dụng nước dừa vì sẽ phản tác dụng. Vậy rối loạn tiêu hóa uống nước dừa được không? Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thêm thông tin về nước dừa trong bài viết dưới đây.
Để xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống, doanh nghiệp thực hiện các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp truy cập vào hệ thống phần mềm điện tử. Sau đó click vào nút “Phát hành hóa đơn”. Doanh nghiệp chọn mẫu hóa đơn có mã và nhấp “Tạo mới hóa đơn”.
Lưu ý: hóa đơn điện tử theo Thông tư 78 có phần mẫu số ký hiệu gồm 7 chữ số.
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào mẫu xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống. Bao gồm: tên và địa chỉ khách hàng, phương thức thanh toán, tên món ăn, số lượng món ăn, đơn giá bán,…. Đơn vị nhớ chọn đúng phần tính chất dịch vụ ăn uống. Tiếp theo, chọn thuế suất giá trị gia tăng và click vào ô “Lưu dữ liệu hóa đơn”.
Bước 3: Hoàn thành những bước trên thì hóa đơn điện tử vẫn ở trong trạng thái mới tạo lập và chưa được phát hành. Doanh nghiệp nhấp chọn phát hành hóa đơn.
Bước 4: Lúc này, hệ thống phần mềm hóa đơn điện tử sẽ tự động gửi hóa đơn điện tử này lên cơ quan Thuế. Trạng thái kết quả trả về máy là “Đang kiểm tra”, cơ quan Thuế gửi lại mã hóa đơn cho doanh nghiệp (trong vòng 5 phút).
Hóa đơn được cấp mã số của cơ quan Thuế thì mới được xem là hợp lệ. Lúc này, doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho khách hàng và ngược lại. Sau khi được chấp nhận, đơn vị hãy chọn gửi hóa đơn, nhập địa chỉ email khách hàng và nhấn nút gửi.
Lưu ý: Việc xuất hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống khá đặc biệt. Nếu doanh nghiệp báo giá và tính tiền cho khách hàng theo các loại món ăn được giảm xuống 8% thì đối với đối với đồ uống bia rượu, con số này là 10% và phải viết hóa đơn riêng. Doanh nghiệp lưu ý để tránh nhầm lẫn và xảy ra sai sót.
Hóa đơn ăn uống không cần ghi chi tiết món ăn.
Theo Khoản 6, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, nội dung ghi trên hóa đơn được quy định: “6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
– Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…)”.
Như vậy, theo quy định này, hóa đơn dịch vụ ăn uống không bắt buộc phải thể hiện chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến việc xác định thuế suất (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt,…).