Xuất khẩu lao động Mỹ là một trong những thị trường lao động sôi động nhất trên thế giới. Vậy đi xuất khẩu lao động tại Mỹ có khó không? Chi phí để làm việc tại Mỹ là bao nhiêu? Có các ngành nghề nào khi xuất khẩu lao động tại quốc gia này? Hãy cùng Giải Pháp Du Học đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xuất khẩu lao động Mỹ là một trong những thị trường lao động sôi động nhất trên thế giới. Vậy đi xuất khẩu lao động tại Mỹ có khó không? Chi phí để làm việc tại Mỹ là bao nhiêu? Có các ngành nghề nào khi xuất khẩu lao động tại quốc gia này? Hãy cùng Giải Pháp Du Học đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Xuất khẩu lao động Mỹ là việc người lao động Việt Nam được một doanh nghiệp, tổ chức của Mỹ tuyển dụng. Đưa sang Mỹ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn. Làm việc trong các lĩnh vực như du lịch, khách sạn, nhà hàng, y tế, giáo dục, kỹ thuật, công nghệ thông tin, nông nghiệp, xây dựng và các ngành khác. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường lao động Mỹ và năng lực người lao động.
Có thể thấy xuất khẩu lao động Mỹ có mức lương, phúc lợi tốt, đồng thời để được đi xuất khẩu lao động tại đất nước này bạn sẽ cần bỏ ra khoản chi phí khá cao khoảng từ 6,500 đến 7,000 USD (tương đương 150 đến 160 triệu VNĐ).
Bên cạnh đó, bạn sẽ phải đóng chi phí chống trốn thoát lên đến 15.000 USD (gần 350 triệu VNĐ). Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu lao động, bạn có thể chi thêm một số khoản phí khác tùy vào tình trạng của bản thân và con đường sang Mỹ mà bạn lựa chọn.
Trên đây là tất cả những thông tin về xuất khẩu lao động Mỹ mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quá trình tìm hiểu thị trường lao động nước ngoài của bạn được thuận lợi hơn.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến website của Giải Pháp Du Học trong thời gian vừa qua, chúc các bạn gặt hái nhiều thành công trên chặng đường sắp tới!
Xuất khẩu lao động Mỹ là một trong những hình thức đi làm việc tại nước ngoài được nhiều người Việt Nam quan tâm và lựa chọn. Điều này không khó hiểu bởi Mỹ là một quốc gia phát triển bậc nhất, có nền kinh tế hùng cường và cơ hội phát triển nghề nghiệp rộng mở.
Vậy để có thể xuất khẩu lao động Mỹ, bạn cần phải đáp ứng được những yêu cầu và điều kiện nào? Chi phí, lợi ích và những khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Mỹ là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Để đi XKLĐ Mỹ một cách nhanh chóng với chi phí tiết kiệm nhất.
Visa EB3 có nhiều ưu điểm so với các loại visa khác, như:
Sang Mỹ làm việc là một cơ hội lớn để bạn phát triển bản thân và nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng khi quyết định đi theo hình thức này. Dưới đây là một số kinh nghiệm khi xuất khẩu lao động sang Mỹ làm việc:
Hiện nay có rất nhiều chương trình xuất khẩu lao động tại Mỹ để bạn có thể lựa chọn, nhằm mang đến những công việc phù hợp với mong muốn và năng lực của bạn, cụ thể:
Tất tần tật thông tin về Xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất 2023, chi tiết: https://giaiphapduhoc.com/xuat-khau-lao-dong-nhat/
Theo chuyên mục cập nhật thông tin cắt giảm nhân sự của Forbes, từ đầu năm 2022, hơn 120 công ty công nghệ, ngân hàng và hãng sản xuất lớn của Mỹ đã tiến hành các đợt sa thải quy mô lớn, khi cho thôi việc gần 125.000 lao động.
Forbes bắt đầu ghi nhận các đợt cắt giảm nhân sự diện rộng (từ 100 người trở lên) từ tháng 6.2022, khi xuất hiện những lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ đang bên bờ vực suy thoái.
Kể từ đầu tháng 11.2022, hơn 60.000 lao động tại Mỹ đã nhận quyết định sa thải, trong đó có 4.800 người mất việc từ đợt cắt giảm 10% nhân sự của hãng sản xuất vật liệu bán dẫn Micron vào tuần trước. HP Inc. đã cắt giảm ước tính 4.000-6.000 nhân sự và Amazon sa thải 10.000 nhân viên.
Các đơn vị truyền thông đưa tin, Morgan Stanley đã sa thải 1.600 nhân viên, còn Goldman Sachs có kế hoạch cắt giảm đến 4.000 nhân sự ngay trong tháng 12.2022, gia nhập nhóm ngân hàng lớn khác như Barclays (200), ngân hàng số Chime (160), Wells Fargo (36) và Citigroup (50) thực hiện động thái tương tự trước đó một tháng.
Các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến và startup công nghệ không nằm ngoài làn sóng cắt giảm nhân sự, với sàn thương mại điện tử BigCommerce thông báo sa thải 180 nhân viên, Airtable cho thôi việc 254 nhân viên và Plaid – công ty cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến là 260 người. Trong khi đó, công ty Thumbtack cung cấp dịch vụ nhà cửa và nhà phát triển bất động sản trực tuyến Doma lần lượt cắt giảm 160 và 515 nhân sự.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng thông báo cắt giảm nhân sự quy mô lớn.
Trong số này có Gannet – chủ sở hữu của USA Today, Detroit Free Press và Indianapolis Star – cắt giảm 3.400 nhân viên, tương đương với 6% lực lượng lao động thuộc bộ phận truyền thông vào đầu tháng này và trước đó là 400 người rong tháng 8.2022.
Trong tháng 12.2022, giám đốc điều hành (CEO) của BuzzFeed Jonah Peretti cũng thông báo dự định cắt giảm 180 nhân viên, ảnh hưởng tới 12% đội ngũ nhân sự trong bối cảnh khó khăn từ kinh tế vĩ mô.
CNN cũng thông báo kế hoạch cắt giảm nhân sự từ đơn vị truyền hình cáp HLM, song không phản hồi yêu cầu cung cấp thêm thông tin của Forbes.
Meta – công ty mẹ của Facebook và Instagram đã tiến hành đợt sa thải nhân sự lớn nhất năm 2022, với quy mô lên đến 11.000 lao động. Nhà sáng lập kiêm CEO Mark Zuckerberg cho biết đây là “quyết định thay đổi về mặt nhân sự khó khăn nhất mà Meta từng đưa ra.”
Trong bản ghi nhớ, Zuckerberg cho biết Meta từng đầu tư rất nhiều và đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự, khi ngày càng nhiều người sử dụng mạng xã hội vào thời điểm bùng phát dịch COVID-19, song thừa nhận công ty đã chịu tổn thất nặng nề về mặt tài chính do “những vấn đề về kinh tế vĩ mô và sự cạnh tranh tăng cao.”
Trong năm 2022, Peloton đã có bốn lần cắt giảm nhân sự, với đợt sa thải mới nhất ảnh hưởng tới 2.800 nhân viên trong bối cảnh công ty về thiết bị tập thể dục tại nhà tiếp tục thâm hụt nguồn thu khi trào lưu luyện tập thể dục tại nhà trong thời kỳ COVID-19 hạ nhiệt.
Đợt sa thải gần nhất diễn ra trong tháng 10.2022 với 500 nhân viên chịu ảnh hưởng, chỉ hai tháng sau khi công ty cắt giảm 800 nhân sự và công bố kế hoạch đóng cửa nhiều cửa hàng, cũng như nâng giá thành sản phẩm xe đạp tập thể dục và máy chạy bộ.
Theo Crunchbase, những người làm việc trong ngành công nghệ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các đợt cắt giảm nhân sự gần đây, với hơn 91.000 lao động bị sa thải từ đầu năm 2022 đến nay.
Trong đó, công ty môi giới tài chính Robinhood sa thải hơn 1.000 nhân viên vào tháng 8.2022, nền tảng bán hàng Shopify giảm 1.000 nhân viên trong tháng 7.2022, công ty công nghệ sinh học (biotech) Invitae cũng cắt giảm 1.000 người và Snap – vận hành ứng dụng Snapchat cho thôi việc 1.280 nhân viên.
Quy mô của đợt cắt giảm nhân sự lần này có thể nhìn vào một vài tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ, gồm Google và Twitter. Hồi tháng 11.2022, Alphabet – công ty mẹ của Google đã thống kê 10.000 nhân viên làm việc kém năng suất có thể bị cho thôi việc.
Trước đó, vào tháng 9.2022, Google đã cho 50 nhân viên thuộc bộ phận vườn ươm khởi nghiệp Area 120 lựa chọn chuyển sang vị trí làm việc mới hoặc rời công ty.
Trong khi đó, Twitter đã giảm một nửa nhân lực từ 7.500 người từ tháng 11.2022, sau khi xuất hiện thông tin CEO Elon Musk có thể sa thải gần 75% nhân sự của gã khổng lồ mạng xã hội này.
Trích dẫn từ những bài đăng trên Twitter và LinkedIn của nhân viên bị sa thải, các đơn vị truyền thông trong tuần này đưa tin công ty vẫn sẽ tiếp tục cắt giảm nhân sự.
Đợt cắt giảm nhân sự diện rộng trong năm 2022 diễn ra giữa bối cảnh tình hình lạm phát chạm ngưỡng cao kỷ lục trong hơn 4 thập kỷ qua vào mùa hè này do giá gas trung bình lập đỉnh 5,02 USD/gallon ghi nhận trong tháng 6.2022.
Giá gas sau đó giảm xuống. Đó còn là doanh số bán nhà lao dốc khi thị trường nhà ở có dấu hiệu hạ nhiệt, cục Dự trữ Liên bang (Fed) lần thứ năm nâng lãi suất cho vay nhằm kìm hãm đà tăng lạm phát và các nhà kinh tế đưa ra cảnh báo về nguy cơ kinh tế rơi vào suy thoái.
Trong một buổi phỏng vấn với CNBC trong chương trình “Squawk Box” vào đầu tháng 12.2022, Jamie Dimon – giám đốc điều hành (CEO) của JP Morgan cảnh báo tình hình lạm phát sẽ làm giảm sức mua của người tiêu dùng và nền kinh tế có thể bước vào thời kỳ suy thoái vào giữa năm 2023.