Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu không cần đưa hàng ra khỏi biên giới Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để tiết kiệm chi phí, thời gian và được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục như thế nào? Có gì cần lưu ý khi sử dụng hình thức này không? Hãy cùng HVT Logistic tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu không cần đưa hàng ra khỏi biên giới Việt Nam. Đây là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để tiết kiệm chi phí, thời gian và được hưởng nhiều ưu đãi về thuế xuất. Vậy xuất nhập khẩu tại chỗ là gì? Thủ tục như thế nào? Có gì cần lưu ý khi sử dụng hình thức này không? Hãy cùng HVT Logistic tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Xuất nhập khẩu tại chỗ là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh hình thức xuất nhập khẩu truyền thống. Một số lợi ích chính của xuất nhập khẩu tại chỗ là:
Tiết kiệm chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hóa: Do hàng hóa được giao trong lãnh thổ Việt Nam nên doanh nghiệp không phải chi trả các khoản phí vận chuyển quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, thuê kho bãi ở nước ngoài hay các rủi ro liên quan đến việc vận chuyển hàng qua biên giới.
Tiết kiệm thời gian và đảm bảo tiến độ giao nhận hàng hóa: Do không phải qua các khâu kiểm tra hải quan, kiểm dịch hay các thủ tục khác khi xuất nhập cảnh nên thời gian giao nhận hàng hóa sẽ được rút ngắn và đơn giản hóa. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh số lượng và loại hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng mà không ảnh hưởng đến tiến độ giao nhận.
Hưởng các ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu: Theo quy định hiện hành, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng được miễn thuế xuất nhập khẩu và chỉ phải chịu các loại thuế khác dựa trên tính chất của hàng hóa (thuế bảo vệ môi trường…).
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì đối tượng chịu thuế được quy định cụ thể như sau:
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối."
Trên đây là bài viết của HVT Logistic đã giúp bạn biết rõ được Xuất nhập khẩu tại chỗ là gì đúng không nào? Hy vọng rằng, những thông tin về Xuất nhập khẩu tại chỗ mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và các thủ tục cần thiết để thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả và chính xác.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Fanpage: https://www.facebook.com/hvtlogistics.vn
Tiểu ngạch là hình thức mua bán thương mại được khá nhiều người quan tâm. Vậy Tiểu ngạch là gì? Nhập khẩu tiểu ngạch bao gồm những gì? Hãy cùng SIMBA GROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tiểu ngạch là một hình thức mua bán thương mại quốc tế hợp pháp được diễn ra giữa nhân dân hai nước sinh sống có đường biên giới chúng. Kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa thường có giá trí nhỏ và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Ví dụ, buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là các hoạt động buôn bán giữa cư dân Việt Nam và cư dân Trung Quốc sinh sống gần đường biên giới. Mỗi giao dịch mua bán sẽ không quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính vì những tiêu chí về giá trị nhỏ đã khiến cho hình thức thương mại này có tên là tiểu ngạch, hay mậu dịch tiểu ngạch.
Buôn bán tiểu ngạch sẽ có tính ổn định thấp do là bởi giá trị mỗi giao dịch nhỏ. Vậy nên mặt hàng được nhập tiểu ngạch nhiều nhất thường là hoa quả. Điều này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch nói chung có thể thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết hoặc theo thay đổi chính sách kiểm dịch.
Buôn bán tiểu ngạch còn được coi là một phương thức mua bán dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Lý do là bởi thuế nhập tiểu ngạch thường thấp hơn thuế nhập chính ngạch, thủ tục liên quan cũng làm đơn giản hơn. Vì vậy cho nên một doanh nghiệp thuê nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để tránh phải nộp thuế nhiều.
Dựa vào khái niệm tiểu ngạch và mua bán tiểu ngạch bên trên thì bạn có thể biết được nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức mua bán thương mại quốc tế giữa công nhân 2 quốc gia có biên giới liền kề nhau. Tại Việt Nam hình thức nhập khẩu tiểu ngạch phố biến thường diễn ra ở các tỉnh biên giới: Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia,…
Hàng hóa của nhập khẩu tiểu ngạch thường không có giá trị quá lớn. Đa số những loại mặt hàng đó là nông sản, thực phẩm, trái cây, giày dép hay quần áo. Hầu hết những hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch có nguồn gốc, chứng nhận sản xuất không rõ ràng.
Khi muốn nhập khẩu tiểu ngạch hàng hóa bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải đến cơ quan hải quan cửa khẩu làm các thủ tục khai báo hàng hóa nhập khẩu và tiến hành nộp thuế theo quy định.
Những giấy tờ cần thiết phải có để tiến hành nhập khẩu là:
Với những hàng hóa thuộc loại tự sản tự tiêu của cư dân biên giới khi được đưa đi mua bán có tổng giá trị thuộc mức tiêu chuẩn miễn thuế của Thông tư Liên Bộ thì không phải nộp thuế mà chỉ cần đưa ra chứng minh cư dân biên giới cùng hàng hóa để Hải quan kiểm tra và vào sổ theo dõi.
Nếu tổng giá trị mua bán vượt mức quy định thì cần phải nộp thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch đối với giá trị hàng hóa phần vượt đó. Trong những tình huống này, cơ quan Hải quan dùng biên lai CT13 của Bộ Tài chính để thay thế cho tờ khai cũng như biên lai nộp thuế.
Các tổ chức, cá nhân muốn xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch tì đều phải mang hàng hóa đến cửa khẩu và xuất trình hàng hóa để kiểm tra.
Tùy theo tính chất từng loại hàng hóa cụ thể, trưởng hải quan cửa khẩu sẽ quy định phương pháp kiểm tra thích hợp. Việc kiểm hóa phải được tiến hành trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hàng hóa.
Cán bộ kiểm hoá sẽ đối chiếu giữa tờ khai và các giấy tờ liên quan với hàng hóa thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu tiểu ngạch để ghi lại kết quả kiểm hoá.
Căn cứ giấy tờ khai báo và kết quả kiểm hoá, trưởng Hải quan cửa khẩu sẽ quyết định việc nộp thuế và cho hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Sau đó ghi chứng nhận thực xuất hoặc thực nhập và kết thúc thủ tục hải quan.
Việc luân chuyển giấy tờ như sau:
Trên đây là những thông tin mà SIMBA GROUP muốn cung cấp cho bạn để có thể trả lời được câu hỏi tiểu ngạch là gì? Mong rằng bài viết đêm lại cho bạn những thông tin hữu ích.
Nhập khẩu tiểu ngạch cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó
Do hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch không qua hải quan nên thủ tục sẽ dễ dàng và đơn giản hơn. Trong quá trình vận chuyển hàng tiểu ngạch, đơn vị vận chuyển sẽ gom các loại hàng cùng lên xe tải, sau đó làm kê khai hàng hóa chung. Hàng hóa cũng phải đóng thuế nhưng số tiền đóng thuế sẽ nhỏ hơn so với nhập khẩu chính ngạch.
Tắc biên - Nỗi lo thường trực khi đi tiểu ngạch!
Nhập khẩu tiểu ngạch cũng có những thủ tục rõ ràng và hoàn toàn dựa theo quy định của pháp luật, bạn có thể tham khảo thủ tục nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch cụ thể như sau:
Làm thủ tục hải quan với các loại hàng hoá xnk tại chỗ
Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật. Cụ thể, doanh nghiệp phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Tờ khai hải quan: Nhằm khai báo chi tiết thông tin lô hàng trong quá trình xuất nhập khẩu.
Hợp đồng mua bán: Bằng chứng nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá.
Phiếu kiểm tra chất lượng hàng hoá: Đảm bảo là loại hàng hoá được phép kinh doanh.
Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT.
Chứng từ cần thiết khác trong từng trường hợp cụ thể.
Chi tiết thủ tục hải quan được quy định rõ tại Khoản 5 Điều 86, Thông tư 38/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:
"a) Trách nhiệm của người xuất khẩu:
a.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
a.2) Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
a.3) Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
b) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
b.1) Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
b.2) Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
b.3) Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
d) Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:
d.1) Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;
d.2) Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;
d.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ."
Thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ được tiến hành ở Chi cục Hải quan do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình. Thời hạn làm thủ tục hải quan cho người nhập khẩu là 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hoá xuất khẩu.