Nhà Luật Học

Nhà Luật Học

Luật sư đất đai tại Đà Nẵng trân trọng gửi lời chào đến Quý Khách hàng, Đối tác và bạn đọc.

Luật sư đất đai tại Đà Nẵng trân trọng gửi lời chào đến Quý Khách hàng, Đối tác và bạn đọc.

Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất (Đất đai – Nhà ở)

Tranh chấp nhà đất là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ nhà đất. Như vậy cần hiểu nội hàm của tranh chấp nhà đất rất rộng nhưng đối tượng trang chấp là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

Những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh từ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đến quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở rất đa dạng và phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như đời sống của mỗi bên tranh chấp.

Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp:

- Tranh chấp về nhà đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính;

- Tranh chấp chấp hợp đồng nhà đất;

- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:

Để giải quyết được các tranh chấp trên cần có sự tư vấn và giúp đỡ của luật sư, những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực pháp luật nhà đất và giàu kinh nghiệm giải quyết tranh chấp nhà đất để giúp khách hàng tìm được giải pháp tối ưu nhất, thông minh nhất để giải quyết tranh chấp của mình. Luật sư giải quyết tranh chấp nhà đất là những luật sư có kiến thức chuyên sau trong lĩnh vực nhà đất và có kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các tranh chấp nhà đất diễn ra trong xã hội.

Giải quyết tranh chấp đất đai:

- Về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng

Hiện nay, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định:  tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết…”. Đối với các tranh chấp đất đai  mà không có giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điều 100 thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, quy định của luật đất đai năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai so với các quy định của luật đất đi trước đây.

-  Về việc hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai

Trong Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004, thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp… Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”.

Hiện nay, theo quan điểm của những người làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện ra Toà án. Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu ủy ban nhân xã giải quyết. ThỜI gian giải quyết việc hòa giải tại cơ sở là 45 ngày kể từ gày nhận được đơn.

- Thẩm quyền Tòa án gải quyết tranh chấp:

Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất thì Tòa áp dụng theo nơi cư trú của bị đơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật đất đai và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, nhà ở

Tòa án nhân dân là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất đai, nhà ở, cụ thể Tòa án giải quyết theo trình tự, như sau: Bước 1 – nộp đơn; Bước 2 – thụ lý vụ án; Bước 3 – hòa giải; Bước 4 – xét xử sơ thẩm.

Là một Văn phòng luật sư uy tín ở tphcm, trải qua nhiều vụ án tranh chấp nhà đất, luật sư giỏi tphcm nhận thấy rằng: trên đây là thời gian giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật, tuy nhiên thực tế thời gian giải quyết tùy thuộc từng vụ án, nhưng thực tế thường chậm hơn rất nhiều so với quy định, có nhiều vụ án xét xử kéo dài nhiều năm. Nếu có luật sư giỏi, uy tín tư vấn, hỗ trợ thân chủ thì vụ việc có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và đạt kết quả tốt.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện:……………(họ và tên, năm sinh, CMND)

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện:………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………; số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có):…………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………; số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

(trình bày tóm tắt vụ việc tranh chấp và các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:………………………….

(ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết, ví dụ như: buộc bị đơn phải trả lại nhà đất hoặc trả lại tiền hoặc hủy bỏ hợp đồng mua bán nhà đất hoặc chia thừa kế nhà đất….)

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: …………….

Bạn cần luật sư nhà đất uy tín tphcm, vui lòng liên hệ:

Email: [email protected]

Văn phòng: 1 Số 12, Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Luật Sư tại California và Washington. Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7,3 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Định Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo Di Chúc và Tín Mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra, Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Nếu cần, tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 17151 Newhope Street, Suite 113, Fountain Valley, California 92708. Ðiện thoại: (714)-531-7080. Email: [email protected]; website:www.lylylaw.com

Tại Hoa Kỳ, không hẳn ai cũng có khả năng hay điều kiện mua nhà, mà phần đông phải cư ngụ ở nhà thuê một thời gian dài trước khi dành dụm được đủ tiền mặt đặt mua nhà. Trong luật địa ốc cũng có nhiều luật lệ liên quan đến thuê mướn nhà, đất áp dụng cho cả tư gia lẫn cơ sở thương mại, ràng buộc dưới hình thức hợp đồng thuê nhà (lease agreement).

Hợp đồng thuê nhà là một văn kiện ghi nhận các điều kiện được chủ nhà (landlord hay lessor) và người ở thuê (tenant hay lessee) đồng ý ký kết. Chủ nhà là người có quyền sở hữu trên một ngôi nhà, cho người thuê quyền chiếm hữu và xử dụng ngôi nhà ấy, đổi lại lấy một số tiền hàng tháng trong một thời gian hạn định.

Hợp đồng thuê nhà thường được viết thành văn bản, nhưng đôi khi có ngoại lệ được thỏa thuận “miệng” cho những trường hợp thuê ngắn hạn hay hai bên quen biết lẫn nhau. Tuy nhiên, tại nhiều tiểu bang có quy định rõ nếu thuê trên một năm, thì bắt buộc phải lập hợp đồng trên giấy tờ hẳn hoi mới có giá trị pháp lý, vì thỏa thuận suông thường thiếu minh bạch, dễ gây hiểu lầm rắc rối về sau khi phân xử, kiện cáo giữa hai bên. Vào lúc đáo hạn hợp đồng, dĩ nhiên người thuê phải trả lại chủ quyền sử dụng ngôi nhà cho nguyên chủ trong tình trạng khả dụng.

Hợp đồng thuê mướn thường gồm các chi tiết căn bản là tên họ chủ nhà và người thuê; địa chỉ ngôi nhà cùng hạn kỳ thuê; số tiền và ngày phải trả hàng tháng; tiền phạt nếu trả trễ hạn; tiền đặt cọc (security deposit) cùng điều kiện trả lại khi dọn ra và các vi phạm làm mất tiền đặt cọc.

Ngoài ra, còn ghi những bổn phận người thuê phải cam kết tôn trọng như: không được làm ồn phiền hà đến hàng xóm, không dùng nhà để buôn bán, có được nuôi mèo chó hay không, chi phí tố tụng nếu xảy ra thưa kiện, vì không thi hành giao kết hoặc có tranh chấp.

Về phần chủ nhà thì có trách nhiệm bảo trì và sửa chữa các khiếm khuyết hư hỏng, thông báo khi mãn giao kèo muốn lấy nhà lại hay điều kiện cho tái ký kết một hợp đồng thuê mới; điều kiện chấm dứt sớm nếu chủ nhà qua đời hay muốn bán nhà đi.

Thông thường, hợp đồng thuê nhà thường dùng những mẫu in sẵn, nhưng cả hai bên đều có quyền thay đổi những điều khoản không thích hợp trong mẫu in sẵn và thương lượng với nhau.

Hợp đồng thuê nhà được áp dụng dưới luật tiểu bang và luật lệ địa phương. Luật tiểu bang quy định nhà cho thuê phải “bảo đảm cư ngụ được” (warranty of habitability) có nghĩa là chủ nhà phải giao cho người thuê một căn nhà hội đủ tiêu chuẩn an toàn tối thiểu do chính phủ ấn định, chứ không được giao nhà theo kiểu “thấy sao ở vậy.”

Nhiều khi mái nhà dột nát hay tường mục vách “siêu” gây nguy hiểm cho người đến ở, và sau đó còn có trách nhiệm bảo trì tình trạng an toàn trong suốt thời hạn cho thuê. Ngoài ra, luật tiểu bang còn hạn chế sau mỗi kỳ mãn hạn không cho chủ nhà tự ý tăng tiền thuê, không theo tiêu chuẩn mà chỉ được tăng một mức tối đa nào đó nếu có ký kết hợp đồng mới.

Thuê nhà để ở (residential lease) căn bản không mấy khác biệt với thuê nhà thương mại (commercial lease).Tuy nhiên, luật lệ tiểu bang và địa phương thường chú trọng bảo vệ người thuê nhà ở hơn. Thí dụ, tiểu bang ấn định nhà cho thuê phải hội đủ điều kiện an toàn căn bản cho người ở thuê và còn có nhiều điều luật khác ngăn ngừa không để người thuê bị chủ nhà có hành vi thiếu lương thiện lạm dụng.

Thuê cơ sở thương mại được coi là một giao dịch giữa những người “có kiến thức chuyên môn” ký kết, cho nên không mấy cần đến sự can thiệp của chính quyền, vì thương gia nào cũng đủ kiến thức và kinh nghiệm trong việc thương lượng sao cho có lợi cho nghiệp vụ của họ, chứ không “ngây thơ” như người đi thuê nhà ở.

Như đã đề cập, chủ nhà trên đất Mỹ có bổn phận phải bảo trì ngôi nhà cho thuê trong tình trạng cư ngụ được, và phải sửa chữa hư hỏng nếu có. Các bộ luật gia cư tại các địa phương (local housing codes) đều có ấn định tiêu chuẩn rõ ràng, có định nghĩa căn bản mô tả một ngôi nhà tươm tất, an toàn và vệ sinh thích hợp cho loài người trú ngụ. Tất nhiên, vì lý do đó khi có nhà cho thuê thì chủ nhà không những phải giao nhà với tình trạng hợp theo luật, mà còn có bổn phận bảo trì tốt đẹp trong suốt thời kỳ người thuê chiếm hữu.

Luật thuê nhà có ấn định một điều lệ gọi là “sửa nhà trừ tiền” (repair and deduct). Theo đó, người thuê khi phát hiện ra một hư hỏng trong nhà, thì được quyền viết thư báo cho chủ nhà biết và yêu cầu sửa chữa. Trong thư này người thuê phải mô tả rõ ràng hư hỏng ra sao, đồng thời ra hạn cho chủ nhà một thời hạn hợp lý để sửa chữa.

Sau hạn định đó, nếu chủ nhà không trả lời hay không chịu sửa thì người thuê có quyền mướn thợ chuyên môn bên ngoài đến sửa và xuất tiền túi ra trả, lấy biên lai rồi sau đó trừ số tiền đã chi này vào tiền nhà tháng tới. Điều luật này thường có ghi trong mẫu hợp đồng thuê nhà và cũng ấn định giới hạn tối đa số tiền người thuê có quyền ứng ra sửa chữa với điều kiện không quá một tháng tiền mướn nhà.

Nếu căn nhà thuê bị hư hỏng khiến lâm vào tình trạng không cư ngụ được, thí dụ như mái nhà dột nặng thì người thuê nhà sẽ phải bắt buộc rời nhà (constructively evicted) và có quyền không trả tiền nhà tháng đó, cũng không phải bồi thường thiệt hại cho chủ nhà vì dọn ra sớm hơn giao ước.

Để được quyền này, trước hết người thuê phải viết thư báo ngay cho chủ nhà khi tình trạng hư hỏng mới xảy ra, và cho chủ nhà một thời hạn hợp lý để sửa chữa hư hỏng đó ngay. Nếu sau hạn định mà chủ nhà không chịu sửa, thì lúc ấy người thuê có quyền tự ý dọn ra mà không vi phạm hợp đồng.

Vào cuối hạn kỳ thuê như đã thỏa thuận, thì chủ nhà có quyền chấm dứt giao kèo và thu hồi lại nhà. Thông thường, hợp đồng thuê nhà có ấn định chủ phải thông báo bằng thư trước 30 ngày hợp đồng mãn hạn cho người thuê biết ý định đòi nhà để người thuê có đủ thời giờ chuẩn bị dọn ra ngay khi hết hạn. Tuy nhiên, có nhiều hợp đồng có điều khoản cho người thuê, thay vì dọn ra được quyền lựa chọn ký một hợp đồng mới tiếp theo sau một hạn định ngắn. Nếu muốn như vậy thì ngay khi vừa mãn hạn và không trong tình trạng vi phạm giao kết, thì người thuê có quyền viết thư cho chủ nhà biết ý định muốn ký hợp đồng mới theo điều khoản này.

Cũng có nhiều hợp đồng thuê nhà có xác định không cho gia hạn khi mãn khế ước, thì ngay sau tháng cuối đương nhiên người thuê bị chuyển sang tình trạng thuê trả từng tháng một. Lúc đó, cả hai bên chủ nhà và người thuê đều có quyền thông báo bằng thư cho phía bên kia biết ý định chấm dứt sau 30 ngày sẽ dọn ra ngay. Nên lưu ý, nếu báo ít hơn 30 ngày thì kể như vô hiệu lực. Thí dụ, người thuê viết giấy thông báo vào ngày 15 Tháng Mười Một cho chủ nhà biết ý định sẽ trả nhà vào ngày 1 Tháng Mười Hai, thì thư thông báo này coi như vô hiệu, người thuê vẫn phải trả đủ tiền nhà tới ngày 15 Tháng Mười Hai.

Cũng như thường lệ, người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quý độc giả một vài kiến thức tổng quát về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó, nếu có vấn đề liên quan đến luật, quý độc giả vẫn cần thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quý vị.