Kinh Thánh Bằng Tiếng Hy Lạp

Kinh Thánh Bằng Tiếng Hy Lạp

Được kết tinh từ những nét văn hóa đặc sắc đậm chất thần thoại, du lịch Hy Lạp luôn có một sức hút mãnh liệt với bất kể du khách nào. Bởi đến Hy Lạp, du khách như được sống lại không khí huyền thoại cả ngàn năm trước. Không chỉ có vậy, quốc gia này còn là một điểm nghỉ dưỡng lý tưởng với thời tiết nắng ấm, cùng những bãi biển đẹp.  Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Hy Lạp tự túc.

Được kết tinh từ những nét văn hóa đặc sắc đậm chất thần thoại, du lịch Hy Lạp luôn có một sức hút mãnh liệt với bất kể du khách nào. Bởi đến Hy Lạp, du khách như được sống lại không khí huyền thoại cả ngàn năm trước. Không chỉ có vậy, quốc gia này còn là một điểm nghỉ dưỡng lý tưởng với thời tiết nắng ấm, cùng những bãi biển đẹp.  Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Hy Lạp tự túc.

Từ các quốc gia khác tới Hy Lạp

Nếu đi từ các quốc gia khác đến Hy Lạp, tốt nhất là nên đi máy bay, chứ đừng có đi đường bộ. Bởi vì biên giới trên bộ của Hy Lạp giáp với toàn các quốc gia không thuộc khối Schengen nên việc di chuyển rất bất tiện.

Nhưng có một vấn đề là vé máy bay từ các thành phố khác ở Châu Âu đến Hy Lạp đắt. Mình có “vô tình” search google thử thì biết là phí sân bay ở Hy Lạp cao và có ít hãng khai thác chuyến bay tới Hy Lạp. Vì thế các bạn nên săn vé máy bay sớm nhé và tránh giai đoạn cao điểm tháng 7 + tháng 8 ra.

Và thêm một mẹo tiết kiệm nữa khi mua vé máy bay tới Hy Lạp, là không nên mua vé bay thẳng, mà nên mua vé có transit.

* VÍ DỤ: Chuyến bay thẳng từ Athens – London (UK) mình xem có giá 150€ . Trong khi vé máy bay 2 chặng Athens – Rome (Italia) 49,99€ và Rome – London 39,99€. Tính ra chỉ có 89,98€, tức là rẻ hơn bay thẳng tận 60€.

Thế là mình đặt 2 chuyến luôn. Nhưng mà đi kiểu này sẽ rất mệt, tính ra mình phải transit tận 8 tiếng và sau khi về đến nhà là mình nằm bẹt luôn.

Chi phí du lịch Hy Lạp tự túc

Nhìn chung chi phí du lịch Hy Lạp tự túc khá phải chăng, mình tốn 552,72€ cho chuyến đi 5N4D, cho 2 điểm Athens và Santorini.

Trong đó chi phí di chuyển (vé máy bay) chiếm phần lớn. Một lời khuyên cho các bạn đi du lịch Hy Lạp là hãy lên kế hoạch săn vé máy bay từ sớm để tiết kiệm chi phí.

Còn lại thì chi phí ăn uống và lưu trú khá phải chăng. Và nếu các bạn là sinh viên sẽ được MIỄN PHÍ hoặc giảm giá vé vào cửa các điểm du lịch nữa đó.

Xin visa du lịch Hy Lạp như thế nào

Hy Lạp là một quốc gia thuộc khối Schengen, cho nên các bạn chỉ cần có visa Schengen là có thể du lịch Hy Lạp cũng như các nước Châu Âu khác rồi.

Tuy nhiên thì mình không có khuyến khích xin visa Schengen tại DSQ Hy Lạp làm gì cả vì duyệt hồ sơ lâu và thời hạn visa cũng không được dài.

Mình và bạn mình cùng xin visa Schengen lần đầu, mình xin ở Pháp được 6 tháng, còn bạn mình xin bên Hy Lạp được đúng số ngày trong lịch trình (cụ thể là 15 ngày). Đấy là ban mình còn xin ở bên Anh nữa nhé.

Hồ sơ xin visa Schengen gồm có (các giấy tờ dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo):

Từ đất liền ra các đảo ở Hy Lạp

Có thể đi phà hoặc đi máy bay. Nhưng đi máy bay sẽ tiện hơn và hiện tại có rất nhiều đảo ở Hy Lạp đón các chuyến bay quốc tế.

Nhưng các bạn cũng nên thử trải nghiệm đi phà một lần nhé. Nên canh chuyến đi lúc bình minh hoặc hoàng hôn, vì lúc này cảnh rất đẹp.

Thessaloniki – Thủ đô thứ hai của Hy Lạp

Thessaloniki, là thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp và là thủ phủ của vùng Macedonia. Thành phố du lịch Hy Lạp này nổi tiếng là nơi mang đậm văn hóa của thời Sơ kỳ Thiên Chúa (Paleochristian) và quê hương của Alexander Đại Đế.

Tuy đã trải qua một trận cháy lớn năm 1917, nhưng thành phố đã được phục dựng và vẫn giữ được các kiến trúc Byzantine đặc trưng. Chính vì thế à ở Thessaloniki có thể bắt gặp một sự pha trộn hài hòa giữa sự hiện đại và các nét cổ xưa.

Kinh nghiệm đặt phòng du lịch Hy Lạp

Giá phòng ở Hy Lạp có sự khác nhau giữa trong đất liền và ngoài đảo:

a. Trong đất liền: Các khách sạn trong khu vực đất liền rẻ hơn so với mặt bằng chung ở Châu Âu, trung bình tầm 45€/đêm/phòng.

b. Ngoài đảo: Giá phòng ở ngoài đảo, đặc biệt ở các đảo nổi tiếng thì giá rất đắt, trung bình tầm 100€/đêm/phòng. Mình phải mất công mãi mới tìm được phòng tại Santorini.

Các khách sạn ở ngoài đảo thường là các khách sạn nhỏ hoặc nhà nghỉ địa phương nên cơ sở vật chất sẽ không được như các khách sạn có gắn sao.

* Các bạn có thể sử dụng bản đồ tương tác dưới đây để check giá

Dầu ô liu được sử dụng hầu như ở tất cả món ăn của Hy Lạp, vì mùi vị cũng như tác dụng tuyệt vời của nó. Và đây cũng là một trong những thứ bạn nên mua về làm quà cho bạn bè trong chuyến du lịch Hy Lạp.

Và với các bạn nào sưu tập magnet, thì tại Thessaloniki, các bạn có thể mua được magnet Alexander Đại Đế, mà khó có thể mua ở các điểm du lịch khác ở Hy Lạp (cái này là trước khi đi Hy Lạp bạn mình có nhờ mua nên mình mới biết nha).

Trong các cửa tiệm bán đồ lưu niệm ở Hy Lạp, hay bán mấy cái móc chìa khóa có hình “cái ấy”. Mình không hiểu là nếu mà tặng mấy cái đồ lưu niệm này thì bạn bè, người thân sẽ nghĩ gì nhỉ.

Zakynthos – Địa điểm xuất hiện trong bộ phim Hậu duệ mặt trời

Nếu bạn là nào là fan của bộ phim Hậu duệ mặt trời chắc không còn xa lạ gì với bãi biển nơi có con tàu bị đắm. Đó chính là đảo Zakynthos, Hy Lạp.

Điểm nổi bật và thu hút nhất của Zakynthos là bãi Tàu Đắm Navagio (Shipwreck Beach). Giữa làn nước xanh biếc, cùng những vách đá dựng đứng hùng vĩ, xuất hiện một con thuyền bị mắc cạn. Khung cảnh tưởng chừng như chỉ có trong các bộ phim ấy,

Du lịch Hy Lạp mùa nào đẹp nhất

Sở hữu khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè khô nóng, mùa đông ấm và ẩm. Giai đoạn thích hợp nhất để du lịch Hy Lạp là vào tháng 5, tháng 6, tháng 9, tháng 10. Vì trong các tháng này thời tiết ôn hòa, dễ chịu và không quá đông khách du lịch.

Nên tránh tháng 7 và tháng 8 vì đây là những tháng cao điểm du lịch nên vé máy bay, khách sạn đều rất đắt.

Thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là giai đoạn thấp điểm du lịch. Bởi vì trong giai đoạn này thời tiết lạnh, có tuyết và mưa, đồng thời các dịch vụ du lịch trên đảo đều đóng cửa. Cho nên giai đoạn, tốt nhất các bạn nên thăm quan các thành phố Athens, Thessaloniki hoặc các địa điểm khảo cổ như Olympia cổ đại, Meteora.

Khi nói đến du lịch Hy Lạp, thì chắc tất cả mọi người sẽ nghĩ đến ngay 2 địa điểm là Athens và Santorini. Ngoài 2 điểm trên, thì Hy Lạp còn rất nhiều điểm du lịch khác nữa là Zakynthos và Thessaloniki. Mình sẽ nói sơ qua về các địa điểm du lịch Hy Lạp nhé:

Tips du lịch Hy Lạp tự túc

– Đặt vé máy bay sớm để tiết kiệm chi phí du lịch, vì vé máy đến Hy Lạp từ các nước Châu Âu khá cao.

– Mang theo thẻ sinh viên để được giảm hoặc miễn phí vé thăm quan các địa điểm du lịch ở Hy Lạp.

– Mình thấy người dân Hy Lạp không thực sự thân thiện: hỏi gì cũng chả đáp chỉ dùng tay chỉ chỉ, nhờ in giúp cái boarding pass có trả tiền nhưng chưa kịp nói gì đã “no no” luôn, taxi còn mắng thẳng mặt khách… và còn rất nhiều điều khác.

– Nếu có quá trình gì xảy ra trong chuyến du lịch Hy Lạp, các bạn có thể liên hệ Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp theo thông tin sau:

Lịch trình du lịch Hy Lạp tự túc tham khảo

Theo kinh nghiệm du lịch Hy Lạp tự túc của mình, các bạn nên dành từ 4 ngày trở lên (không tính ngày bay) để khám phá 2 điểm là Athens và Santorini.

Các bạn có thể dành ra 2 ngày nữa để tham quan thêm các thành phố ở Hy Lạp như Thessaloniki hoặc Zakynthos hoặc đảo Mykonos.

Tuy nhiên thì mình nghĩ chỉ đi 2 điểm là Athens và Santorini thôi, vì 2 điểm này đủ đại diện cho 2 hình thái du lịch của Hy Lạp rồi (du lịch biển đảo và du lịch khám phá). Thêm 1 điểm biển đảo hoặc khám phá nữa vào sẽ mau chán đó.

Sau đây là lịch trình du lịch Hy Lạp của mình các bạn có thể tham khảo nhé:

Ngày 1: Santorini (hôm đầu tiên đến nơi buổi đêm)

Ngày 4: Santorini – Athens (các bạn có thể đi Mykonos hoặc Thessaloniki từ khoảng này)