Khu Kinh tế Cửa khẩu (KKT) Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với quy mô 31.936 ha, bao gồm 11 xã, 3 phường, 2 thị trấn thuộc 3 huyện thị là thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng, thuộc toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, thuộc tỉnh Đồng Tháp. KKT Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với cửa khẩu quốc tế, là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trước hết là Campuchia. KKT Đồng Tháp có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng 5 cửa khẩu phụ là Sở Thượng, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú, Thông Bình. Nơi đây đang có 3 đô thị trung tâm của thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. 2 đô thị ở khu cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà đang được hình thành.
Khu Kinh tế Cửa khẩu (KKT) Đồng Tháp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập với quy mô 31.936 ha, bao gồm 11 xã, 3 phường, 2 thị trấn thuộc 3 huyện thị là thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng, thuộc toàn bộ tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, thuộc tỉnh Đồng Tháp. KKT Đồng Tháp sẽ phát triển theo hướng khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp - thương mại - dịch vụ - du lịch - đô thị và nông lâm ngư nghiệp gắn với cửa khẩu quốc tế, là trung tâm giao lưu phát triển kinh tế giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông, trước hết là Campuchia. KKT Đồng Tháp có 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân Hồng) cùng 5 cửa khẩu phụ là Sở Thượng, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú, Thông Bình. Nơi đây đang có 3 đô thị trung tâm của thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự và huyện Tân Hồng. 2 đô thị ở khu cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà đang được hình thành.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Mô nằm tại xã Hoành Mô và xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Có diện tích tổng cộng là 14.236 ha. Cửa khẩu Hoành Mô là điểm cuối quốc lộ 18C, nối tiếp qua đường tràn tại bãi Đồng Mô trên sông Đồng Mô, thông thương sang cửa khẩu Động Trung (Dong Zhong) ở thành phố cảng Phòng Thành tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là khu kinh tế đa ngành và được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch của vùng biên giới phía Bắc tỉnh Quảng Ninh.
Khu kinh tế này được xây dựng thành một đô thị tổng hợp với không gian kiến trúc hiện đại, bản sắc riêng và đáp ứng các tiêu chuẩn của một đô thị loại V. Nó đóng vai trò là cửa ngõ giao lưu, trung chuyển thương mại quốc tế và đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực miền núi Bắc Bộ, vùng vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Khu kinh tế này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và xúc tiến các hoạt động đầu tư.
Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, Bình Liêu đang có những kế hoạch và chiến lược rõ ràng để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Huyện Bình Liêu đã thu hút nhiều đầu tư từ các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng chú ý.
Trong năm 2015, kinh tế địa phương tăng trưởng với giá trị sản xuất tăng ước đạt 13,48%. Và các ngành và chuyển dịch kinh tế diễn ra tích cực. Mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 113,5%, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 147,8% so với cùng kỳ. Huyện cũng tập trung tiết kiệm chi thường xuyên và đảm bảo nguồn lực ngân sách, đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Bình Liêu đặt mục tiêu xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu hiện đại theo quy hoạch tổng thể Hoành Mô - Đồng Văn đến năm 2030. Quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Huyện đầu tư mở rộng 2 khu bến bãi để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và phối hợp với Trung Quốc nâng cấp cầu tràn giữa hai quốc gia, đảm bảo giao thương hàng hóa trong mọi điều kiện thời tiết. Cơ quan chính quyền địa phương cũng đang nâng cấp trụ sở các cơ quan tại cửa khẩu và mở rộng hệ thống giao thông.
Như vậy, Bình Liêu đang tập trung vào phát triển kinh tế thông qua việc thu hút đầu tư và xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu hiện đại. Điều này được thể hiện qua việc mở rộng bến bãi, nâng cấp cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa và giao thương giữa Bình Liêu và Trung Quốc.
4. Nhiều máy xúc cũ từ Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Hoành Mô
Cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu, Quảng Ninh) hoạt động dần sôi động trở lại. Đáng chú ý, gần đây máy xúc cũ được nhập khẩu khá nhiều về Việt Nam.
Từ 8.1 đến nay, sau khi Trung Quốc mở lại các công năng tại cửa khẩu, hoạt động xuất nhập khẩu ở Hoành Mô đã dần được khôi phục, số lượng hàng hóa thông quan nhiều hơn so với cách đây 1 năm.
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô, tổng kim ngạch qua cửa khẩu này đạt hơn 13 triệu USD trong 2 tháng đầu năm; trong đó chủ yếu là nhập khẩu, gồm các mặt hàng máy xúc, vỏ quế hoa hồi khô, gạch ốp lát.
Lãnh đạo Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hoành Mô cho biết, hiện tỉnh Quảng Ninh đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống hạ tầng tại cửa khẩu, trước mắt tập trung vào dự án khu kho bãi hàng hóa. Dự án có tổng diện tích hơn 75.000m2, quy mô công suất dự kiến tiếp nhận 5 - 10 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư 103,2 tỉ đồng.
Source ( 25/02/2023): https://thanhnien.vn/nhieu-may-xuc-cu-tu-trung-quoc-nhap-qua-cua-khau-hoanh-mo-185230225151118707.htm
5. Ổn định hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Hoành Mô
Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) tại các cửa khẩu đã có nhiều khởi sắc với những tín hiệu vui từ phía Trung Quốc trong hoạt động phòng chống dịch bệnh và thông quan hàng hóa. Để duy trì ổn định hoạt động XNK, Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô (Bình Liêu) đã tăng cường các giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục XNK.
Theo số liệu thống kê, từ 1/1 đến 14/3/2023, đã có 21 doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Hoành Mô, trong đó, có 20 doanh nghiệp trong tỉnh làm thủ tục 444 tờ khai, kim ngạch đạt 21,08 triệu USD; 1 doanh nghiệp ngoài tỉnh, làm thủ tục 5 tờ khai, kim ngạch đạt 0,24 triệu USD; thông quan cho 449 tờ khai trên Hệ thống VNACCS/VCIS, kim ngạch đạt 21,31 triệu USD, tăng 45,67% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022; đảm bảo cho 2.268 lượt phương tiện xuất nhập cảnh, tăng 50,6% so với cùng kỳ 2022. Số thu ngân sách đạt 13,67 tỷ đồng, đạt 11,89% so với chỉ tiêu được giao.
Source (23/03/2023): https://www.quangninh.gov.vn/chuyen-de/diemden/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=119903
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam ưu tiên phát triển [1]. Khu kinh tế này gắn với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên quốc lộ 8 thuộc địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam [1][2], thông thương sang cửa khẩu quốc tế Nam Phao, huyện Khamkheuth, tỉnh Bolikhamxai, Lào.
Vào đầu quý 4, năm 2008, Bộ Xây dựng đã thẩm định nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thành trọng điểm của khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam, và năm 2012 được coi là "một trong 8 khu kinh tế trọng điểm trên toàn quốc" [3]. Tuy nhiên sự phát triển thực tế thì ì ạch, vì mục tiêu xây dựng khu kinh tế không hề tính đến thị trường tiêu thụ ra sao [4].
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có 4 đơn vị hành chính, bao gồm: các xã: Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Tây và thị trấn Tây Sơn, với tổng diện tích đất tự nhiên trên 56 nghìn ha, dân số trên 2,1 vạn người.[5][6][7].
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thành lập nhằm mục đích nhằm đẩy mạnh thông thương giữa Việt Nam với Lào, thúc đẩy kinh tế phía Tây Hà Tĩnh và toàn tỉnh Hà Tĩnh phát triển. Nằm trên Quốc lộ 8 qua biên giới Việt- Lào, Cửa khẩu Cầu Treo có một vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây cũng là cửa ngõ ngắn nhất để Lào và các nước trong tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng hướng ra Biển Đông qua cụm cảng nước sâu Vũng Áng- Sơn Dương.
Theo quy hoạch, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích 56.684,4 ha, chung đường biên giới với nước bạn Lào 40 km, có hệ sinh thái rừng tự nhiên chiếm đến gần 80% diện tích; trong đó, có 20 nghìn ha rừng nguyên sinh, mỏ thiếc Kim Sơn trữ lượng 70 nghìn tấn, mỏ nước khoáng Sơn Kim...
Khu kinh tế được xác định là loại hình khu phi thuế quan, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực: Thương mại, du lịch, dịch vụ và công nghiệp chế biến, gia công lắp ráp hàng dân dụng.
Định hướng phát triển các khu chức năng chủ yếu tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được phân thành các khu chức năng sau đây:
Quy hoạch hiện hữu phục vụ tầm nhìn [7] hướng đến tương lai về cửa ngõ thông thương sang Lào, còn thực trạng phát triển thì chậm hơn hình dung. Hoạt động chính vẫn là trao đổi hàng hóa tiểu ngạch qua biên giới, kim ngạch xuất nhập khẩu "năm 2011 đạt 128 triệu USD, dự kiến năm 2012 đạt trên 150 triệu USD" [3].
Tại cửa khẩu thì khu thương mại được xây lên đã phục vụ tốt về việc làm và thu nhập cho những người lập dự án, xây dựng và tham gia vào lễ khánh thành. Tuy nhiên ngay năm 2010 sau đó thì nó đã được đóng cửa và để cho cỏ mọc, vì không biết dùng vào việc gì. Đó là do các khu dân cư ở phía Việt Nam và phía Lào đều cách cửa khẩu trên 15 km, nên hiện không ai buôn bán hay sản xuất ở sát cửa khấu. Các trao đổi hàng hóa đều là tiểu ngạch, hiện chủ yếu do người Việt thực hiện, làm thủ tục qua cửa khẩu xong là đi thẳng đến nơi đổ hàng mà không dừng lại vô lối ở cửa khẩu. Ý tưởng đầu tư được địa phương kể ra thì cao, nhưng thực tế triển khai thì thấp vỉ rằng "sức tiêu thụ của thị trường (ở vùng) này là không đáng kể" [4].
Tên Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Địa điểm (Tỉnh, Thành phố) Trụ sở chính: Khu I, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Thời điểm thành lập: Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (sau đây gọi tắt là KKT cửa khẩu) . Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 225/QĐ-TTg ngày 08/02/2007 với quy mô 70.438 ha, gồm các xã: Saloong, Bờ Y, Đắk Sú, Đắk Dục, Đắk Nông, Đắk Kan và thị trấn Plei Kần thuộc huyện Ngọc Hồi
Đặc điểm khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y:
Loại hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Đa ngành hoặc chuyên ngành, ưu tiên thu hút đầu tư) Đây là là khu kinh tế động lực, trung tâm trong tam giác phát triển ba nước Việt Nam -Lào - Campuchia, có quy chế hoạt động riêng, được xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ; phát triển thành đô thị loại II vùng biên giới, gắn kết với hành lang kinh tế Đông – Tây của khu vực, nhằm khai thác có hiệu quả các điều kiện về địa lý - chính trị - kinh tế - xã hội; có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.
- Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y có 01 cửa khẩu Quốc tế với Lào và 01 cửa khẩu Quốc gia Campuchia, gắn kết với hành lang kinh tế Đông - Tây của khu kinh tế đã được Thủ tướng 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia phê duyệt quy hoạch tại tuyên bố Viêng Chăn ngày 24/11/2004 về việc thiết lập tam giác phát triển 3 nước Việt Nam- Lào - Campuchia;
- Là điểm nhấn trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển đồng đều giữa các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ Việt Nam với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Myanma. Có vị trí rất thuận lợi đối với giao lưu phát triển với các vùng kinh tế trọng điểm của các nước.
- Với con đường ngắn nhất, thuận lợi nhất nối các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải Miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Hiện nay các quốc gia Việt Nam, Lào, Thái Lan đã và đang tiến hành xây dựng nhiều tuyến đường nối các vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan qua cửa khầu quốc tế Bờ Y như: Đường Hồ Chí Minh Việt Nam; quốc lộ 16A từ PakSế đến Thị xã Attapư (Lào); cầu PăkSế qua sông Mê Kông (Lào - Thái Lan); đường 18B từ thị xã Attapư (Lào) đến cửa khẩu PhuCưa nối với Quốc Lộ 40 của Việt Nam;
Tổng diện tích đất khu kinh tế cửa khẩu 70.438 ha
- Đất phát triển đô thị khoảng 18.704 ha, trong đó: Đất dân dụng khoảng 4.948 ha;
- Đất xây dựng khu dân cư nông thôn khoảng 3.377 ha;
- Đất phát triển du lịch khoảng 18.836 ha;
- Đất xây dựng sân bay thương mại quốc tế khoảng 700ha
Ví trị và hạ tầng giao thông vận tải Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
- Hệ thống giao thông đường bộ liên kết vùng từ Khu kinh tế cửa khẩu đi: (Lào) Attapư 110km; Chămpasak 250km; Ubon (Thái Lan) 340km ; Đà nẵng 250 km; Quảng Nam 250km; Quãng Ngãi 260km; Quy Nhơn 280km; Tp Hồ Chí Minh 697km - Giao thông đối ngoại: đến năm 2015 nâng cấp và mở rộng các quốc lộ 14, 40, 14C đối với các đoạn qua đô thị. Đến năm 2025 tổ chức các đường vành đai tránh các trung tâm đô thị, gồm các tuyến: vành đai phía Tây Nam, phía Đông và Đông Nam có mặt cắt ngang đường từ 24 m đến 36 m; cải tạo các tuyến đường liên huyện từ Khu kinh tế đi các huyện Đắk Glei, Đắk Tô, Sa Thầy đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi; + Đường sắt: ( không)
+ Sân bay gần nhất (Sân bay Pleiku, Gia lai) + Cảng biển gần nhất quốc gia gần nhất : (không)
Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp (đường xá, điện, nước, viễn thông, hệ thống xử lý nước thải …) * Hệ thống giao thông:
- Đường trục chính giao thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y, trong khu kinh tế cửa khẩu, có vai trò trung chuyển, kết nối các tỉnh Đông bắc Thái lan, Nam lào- Duyên hải Miền trung - Tây nguyên. Đường NT 18, đường N5, Quốc lộ 14, đường vào khu công nghiệp có lộ giới 36m. + Giao thông nội bộ: Tổ chức mạng lưới giao thông nội thị, quảng trường đảm bảo tiêu chuẩn giao thông đô thị loại 2; + Hệ thống giao thông nông thôn được kết nối với giao thông đô thị và các tuyến giao thông liên vùng, đảm bảo xe cơ giới có thể đi đến tất cả các điểm dân cư tập trung theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi; + Xây dựng một số cầu qua sông Pô Kô, qua suối Đắk Long và các nút giao thông lập thể tại nơi giao cắt giữa đường chính đô thị với quốc lộ 14.
* Hệ thống cấp điện: - Chỉ tiêu sử dụng điện: Điện sinh hoạt đô thị đến năm 2015 là 0,17 kw/người, đến năm 2025 là 0,34 kw/người; điện sinh hoạt nông thôn đến năm 2015 là 0,04 kw/người, đến năm 2025 là 0,12 kw/người; điện phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 100kw/ha. - Tổng nhu cầu điện đến năm 2015 khoảng 45 MW; đến năm 2025 khoảng 130 MW. - Nguồn điện: Trước mắt sử dụng nguồn điện từ trạm 110 KV ĐắkTô. Sau sử dụng nguồn điện từ nhà máy thủy điện Plei Krông hòa lưới điệ quốc gia và bổ sung thêm nguồn điện thương phẩm từ thủy điện Xê Ca Man của Lào.
* Cấp nước: Sử dụng nguồn nước tại nhà máy cấp nước trong Khu kinh tế: - Chỉ tiêu sử dụng nước sinh hoạt: 120 lít/người/ngày, đêm đối với khu đô thị; 60 lít/ người /ngày, đêm đối với khu vực nông thôn. - Tổng nhu cầu sử dụng nước đến năm 2015 khoảng 18.000 m3./ngày- đêm; đến năm 2025 khoảng 47.000 m3/ngày/đêm. - Nguồn nước: sử dụng nguồn nước mặt của hồ Âu Cơ, Lạc Long Quân; ĐakHniu, hồ trung tâm và nước mặt sông Pô Kô; kết hợp bổ xung nguồn nước ngầm trong những tháng mùa khô theo phương án cấp nước tập trung.
* Hệ thống xử lý nước thải, chất thải vệ sinh môi trường: - Nước mưa và nước bẩn được thiết kế theo cống thoát riêng và được xử lý trước khi thoát ra môi trường. - Xử lý chất thải rắn: đến năm 2015 thu gom và xử lý khoảng 180 đến 200 tấn/ngày-đêm; đến năm 2025 khoảng 400 - 440 tấn/ngày/đêm.
Chi phí đầu tư ( Investment Cost)
( Theo đơn giá của tỉnh, tính từng thời điểm cụ thể về đầu tư dự án)
(According to the provincialunit, calculatedeachtimea specificinvestmentproject)
Giá đất (Leasing price ) (USD/m2): 250.000đ/m2.
Thời hạn thuê: 50 đến tối đa không quá 70 năm
Phương thức thanh toán: hàng năm.
Diện tích lô đất tối thiểu: 500 m2
Thu nhập bình quân của người lao động: 4.000.000 đ/người/tháng
Chi phí liên quan khác (vận chuyển container) Other relevant costs (transportation of container)
Thông tin nhà đầu tư (Investors Information)
Tổng số nhà đầu tư hiện hữu ( Current Investors in Ip)
Tại KKTCK quốc tế Bờ Y: Có 27 dự án đầu tư kinh doanh đang hoạt động, vốn đăng ký 499,6 tỷ đồng, vốn thực hiện 478,9 tỷ đồng; 14 dự án đang triển khai XD, vốn đăng ký 419,2 tỷ đồng, vốn thực hiện 14,2 tỷ đồng; Có 13 dự án xây dựng văn phòng làm việc của các cơ quan, DN, trong đó: có 7 dự án đã đi vào hoạt động và 6 dự án đang triển khai.
Ngành nghề thu hút đầu tư (Major Industries Encouraged)
+ Hoạt động đầu tư trong ngành Công nghiệp
+ Kêu gọi thu hút đấu về lĩnh Thương mại - Dịch vụ - Du lịch
Danh mục kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Khu kinh tế tại Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và tìm hiểu cơ hội đầu tư vào tỉnh Kon Tum tại Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 09/03/2018 và Danh mục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại quyết định số 980/QĐ-UBND ngày 22/11/2013
Chi tiết liên hệ (Contact Details)
Tên đơn vị tổ chức: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Kon Tum Organization name The economic management of Kon Tum province
Địa chỉ trụ sở chính: Khu I, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum
Tel : 02603 991243 Fax: 02603 885047
E - Mail: [email protected] Website: www.kkt-kontum.gov.vn
Văn phòng tại TP.Kon Tum 145 U Re, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Representative Office 145 Ure, Kon Tum town Kon Tum province