So với các quốc gia khác ở châu Á, Philippines là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện trình độ tiếng Anh nhanh chóng. Philippines được đánh giá là một trong những nước sử dụng thành thạo tiếng Anh nhất.
So với các quốc gia khác ở châu Á, Philippines là lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện trình độ tiếng Anh nhanh chóng. Philippines được đánh giá là một trong những nước sử dụng thành thạo tiếng Anh nhất.
Các trường Anh ngữ ở Philippines thiết kế nhiều khóa học tiếng Anh với nhiều trình độ khác nhau đảm bảo các bạn học viên dù chưa biết 1 chữ tiếng Anh nào cũng có thể tham gia và hòa nhập vào lớp học.
Tùy từng khóa học khác nhau sẽ có mức học phí khác nhau:
* Chi phí thực tế có thể khác biệt giữa các trường và giữa các khu vực.
Khi đăng kí học tiếng Anh tại Philippines, học viên không cần lo lắng về vấn đề ăn ở của mình vì các trường đều có hệ thống kí túc xá riêng ngay trong khuôn viên trường, đảm bảo sự an toàn và tiện lợi nhất dành cho các bạn. Ngoài ra, kí túc xá còn cung cấp 3 bữa ăn hằng ngày tại căn tin của trường. Cho nên khi sang đây, nhiệm vụ của các bạn chỉ là học và học mà thôi.
Kí túc xá có nhiều loại phòng khác nhau, từ phòng đơn, phòng đôi đến phòng ba. Thậm chí có trường còn có loại phòng sáu nhằm giúp các bạn học viên giảm bớt chi phí học tập của mình tại đây.
Mức phí kí túc xá tại các trường nằm từ khoảng 800 USD trở lên tùy vào loại phòng. Chi phí kí túc xá này đã bao gồm tiền ăn, tiền giặt giũ, vệ sinh hàng tuần và wifi. Riêng tiền điện nước sẽ tính riêng tùy vào số lượng mà học viên dùng hàng tháng.
Kí túc xá cho học viện học Tiếng Anh tại Philippines rất hiện đại và tiện nghi.
Khi đã nắm bắt thông tin tổng quát về chi phí du học Philippines một tháng bao nhiêu thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện hành trình học tập tại Philippines một cách tiết kiệm và hiệu quả, việc lên kế hoạch cẩn thận và áp dụng các bí quyết đúng đắn là cực kỳ quan trọng. Hãy áp dụng một số tips sau đây là Du Học Á – Âu chia sẻ nhé:
Tìm hiểu và chọn trường phù hợp
Việc chọn trường học đúng là bước quan trọng nhất trong kế hoạch du học. Tìm hiểu kỹ lưỡng về danh tiếng, chương trình học, và mức học phí của các trường ở Philippines để chọn lựa trường phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Tìm kiếm học bổng và chương trình hỗ trợ
Nhiều trường ở Philippines cung cấp các loại học bổng và chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Thường thì yêu cầu xét duyệt học bổng và độ cạnh tranh khi du học Philippines cũng không quá khắt khe, khốc liệt như Anh, Mỹ, Úc. Vì vậy, hãy nỗ lực tìm hiểu và nộp đơn cho những học bổng phù hợp giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trong quá trình du học.
Lập kế hoạch ngân sách hàng tháng
Quản lý ngân sách là yếu tố chìa khóa để tiết kiệm khi du học. Lập kế hoạch cẩn thận cho mỗi khoản chi tiêu hàng tháng như học phí, nơi ở, thực phẩm, vận chuyển, … để tránh lãng phí và đảm bảo sự ổn định tài chính.
Thuê nhà trọ hoặc phòng trọ ngoài trường có thể là lựa chọn tiết kiệm hơn so với việc ở trong ký túc xá của trường. Hãy tìm kiếm các khu vực ở có giá thuê phải chăng và gần trường học để tiết kiệm chi phí di chuyển.
Sử dụng các dịch vụ và ưu đãi sinh viên
Sinh viên thường được hưởng các ưu đãi đặc biệt từ các cửa hàng, nhà hàng và dịch vụ vận chuyển. Sử dụng các ưu đãi này để tiết kiệm chi phí hàng ngày và tận dụng tối đa nguồn lợi ích từ tư cách sinh viên.
Du học Philippines có thể trở thành một trải nghiệm vừa thú vị vừa tiết kiệm nếu bạn áp dụng các bí quyết và chiến lược đúng đắn. Bằng việc chọn lựa trường học phù hợp, tận dụng các nguồn hỗ trợ tài chính, và quản lý ngân sách thông minh, bạn có thể thực hiện hành trình du học một cách hiệu quả và thành công.
Ngoài bài viết liên quan chi phí du học Philippines một tháng bao nhiêu, Du Học Á – Âu còn chia sẻ những thông tin liên quan đến việc chọn trường chọn ngành phù hợp cho du học sinh. Hãy liên hệ ngay đội ngũ tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ xây dựng một lộ trình du học thông minh và tiết kiệm nhé.
Du học tiếng Anh ở Philippines mang đến môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, phương pháp giảng dạy đặc biệt phù hợp với từng cá nhân. Giúp các bạn nâng cao trình độ chỉ trong thời gian ngắn. Vậy chi phí du học Philippines một tháng hết bao nhiêu? Cùng Du học Việt Phương tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Chi phí du học Philippines một tháng hết bao nhiêu tiền?
Bên cạnh học phí và kí túc xá, các học viên cần thanh toán các chi phí du học Philippines khác như sau:
Như vậy: Tổng chi phí du học Philippines khoảng 1,800 USD/tháng. Con số này đã bao gồm tất cả tiền học, ăn ở và tất cả phí phát sinh.
Tuy nhiên, để biết chính xác mức phí cho từng khóa học và từng trường khác nhau. Các bạn nên liên hệ với văn phòng Việt Phương để được tư vấn cụ thể hơn nhé.
Chi phí du học Philippines phụ thuộc vào chương trình tiếng Anh bạn theo học
Chi phí du học ở Philippines mỗi tháng có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trường học, loại hình học vụ, nơi ở, phong cách sống và các chi tiết khác. Tuy nhiên, dưới đây là một ước lượng tổng quan về chi phí hàng tháng:
Tổng cộng, tổng chi phí trung bình cho việc du học ở Philippines có thể là khoảng $600 đến $2000 mỗi tháng, tùy thuộc vào nhu cầu và lối sống của sinh viên. Điều này làm cho Philippines trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho những người muốn có một trải nghiệm du học phong phú mà không cần phải tốn quá nhiều chi phí.
Để tiết kiệm chi phí khi du học Philippines, bạn cần chọn đúng trường, phù hợp với mục tiêu của mình. Đồng thời hiểu rõ khóa học tiếng Anh ở Philippines mình theo học. Có vậy thì kết quả học tập mới được như ý muốn. Và sự đầu tư của bạn không lãng phí.
Bạn có thể cân nhắc một vài yếu tố để chọn trường như:
Sau khi đã chọn trường phù hợp, bạn cần có kế hoạch tài chính đúng đắn:
Nhìn chung, chi phí du học Philippines không quá đắt. Nhưng bạn cần tận dụng thời gian và nguồn tài chính để đạt được thành tựu mình mong muốn. Để được tư vấn chi tiết hơn về lộ trình và kinh nghiệm du học, xin vui lòng liên hệ Việt Phương để được hỗ trợ chu đáo nhé. Là công ty du học Philippines uy tín, VPEdu sẽ là người đồng hành đáng tin cậy của các bạn.
Trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng
Tân sinh viên năm 2024 đang háo hức mong đợi điểm chuẩn xét tuyển sẽ được các trường đại học công bố từ ngày 17/8 tới. Song, một nỗi lo khác được đặt cạnh là học phí, chi phí học tập ngày càng đắt đỏ, nhất là tại những thành phố lớn như TPHCM.
Đặng Thủy (quê Nghi Lộc, Nghệ An) đang học năm 2 tại một trường đại học ở quận Gò Vấp, TPHCM. Ngay từ khi Thủy nhập học năm nhất, mẹ của em cũng phải tạm xa quê để vào TPHCM làm giúp việc, kiếm tiền nuôi con ăn học.
Thủy chia sẻ, hai mẹ con thuê một căn phòng trọ trong hẻm nhỏ trên đường Nguyễn Lâm, phường 3, quận Bình Thạnh với chi phí 1,6 triệu đồng/tháng, đã bao gồm điện, nước, phí sinh hoạt.
"Phòng rộng khoảng 8m2, không cửa sổ, không có giường hay bất cứ đồ đạc nào. Dù ban ngày hay ban đêm thì đều nóng bức, khó thở. Hầu như em phải mở cửa ngủ cả ngày lẫn đêm. Dẫu vậy, em cũng phải cố gắng vì gia đình không có điều kiện", Thủy chia sẻ.
Căn phòng trọ vỏn vẹn 8m2 của Đặng Thủy (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Ngoài tiền trọ, Thủy sẽ tốn thêm khoảng 3 triệu đồng tiền ăn, các phát sinh khác 500.000 đồng... Như vậy, cô sẽ phải tiêu tốn khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng.
Là tân sinh viên năm học tới, Phan Duy (cựu học sinh Trường THCS&THPT Lương Thế Vinh, Bình Phước) thu xếp lên TPHCM sớm để kiếm chỗ trọ rẻ, đồng thời tìm thêm việc làm để trang trải chi phí học tập.
Duy thuê căn trọ trên đường Trường Sa, quận Bình Thạnh với giá 1,5 triệu đồng/tháng, diện tích chưa tới 10m2. Các chi phí khác cũng nằm trong khoảng 4 triệu đồng.
Còn Ngọc Mai (sinh viên năm 2, ngành truyền thông đa phương tiện, Trường Đại học Gia Định) cho biết mình tiết kiệm lắm cũng tốn 3-4 triệu đồng/tháng.
Cô nàng quê Kiên Giang liệt kê số tiền mỗi tháng cần chi: Tiền ký túc xá 1,3 triệu đồng; tiền điện nước 300.000 đồng; chi phí phát sinh cho việc học 500.000 đồng; mua sắm quần áo, đồ dùng cá nhân 1,1 triệu đồng; đi chơi và ăn uống cùng bạn bè 400.000 đồng...
"Bố mẹ vẫn thường gửi đồ ăn ở dưới quê lên, em tự nấu nướng nên không phát sinh tiền ăn uống nhiều. Dù vậy, mỗi tháng em cũng tốn khoảng gần 4 triệu đồng cho chi phí sinh hoạt khác", Mai nói.
Nữ sinh tâm sự cô ở ký túc xá trong trường với 4 bạn khác nên tiết kiệm tiền trọ hơn, phòng ốc rộng rãi, sạch sẽ, không tốn chi phí đi lại song cũng khá bất tiện bởi ở đông nên phức tạp.
Không thuê trọ cũng tốn 3-5 triệu đồng/tháng
Dù ở với gia đình, song mỗi tháng Đăng Nguyễn (quận 12, TPHCM) cho biết vẫn phải xin mẹ khoảng 2-3 triệu đồng.
Các chi phí cần chi như: Xăng xe 650.000 đồng; chi phí cho học tập, các khóa học kỹ năng khoảng 500.000 đến 1 triệu đồng; hoạt động trải nghiệm 300.000 đồng; đi ăn uống bên ngoài 700.000 đồng; mua sắm 100.000 đồng...
Một phụ huynh đi tìm phòng trọ cho con chuẩn bị đi học đại học (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Còn Mỹ Duyên (Quy Nhơn, Bình Định) cũng không tốn chi phí nhà trọ do sống cùng chị gái, nhưng vẫn phát sinh thêm khoản khác.
Cô nói rằng mình sẽ chi tiền ăn trưa khoảng 1,5 triệu đồng; xăng xe 500.000 đồng; chi phí mua giáo trình, in bài tập, bút vở 500.000 đồng; trang điểm, dưỡng da 1 triệu đồng; mua quần áo và các phát sinh khác 1 triệu đồng... Tổng chi phí cho 1 tháng khoảng 4,5 triệu đồng.
Mai Vy (sinh viên năm 3, Trường Đại học Luật TPHCM) dành khoảng 5 triệu mỗi tháng cho sinh hoạt cá nhân. Cô quê Biên Hòa, Đồng Nai cảm thấy may mắn khi ở cùng bà ngoại nên được "bao" tiền thuê nhà và tiền điện nước.
Các khoản phát sinh thêm gồm: Xăng xe 300.000 đồng; ăn uống 3 triệu đồng; liên hoan với bạn bè 500.000 đồng, cà phê và nước uống, ăn vặt 500.000 đồng; du lịch ngắn ngày (nếu có) 1 triệu đồng...
Mai Vy dành khoảng 5 triệu đồng cho cá nhân dù đã được gia đình "bao" tiền ở, điện nước (Ảnh: NVCC).
Mức chi phí khoảng 5 triệu đồng (chưa bao gồm học phí và các mua sắm lớn như máy tính, điện thoại, xe máy...) gần như là chi phí tối thiểu để có thể sinh sống, học tập tại trung tâm TPHCM.
Với các sinh viên học ở vùng ven thành phố, mức chi phí có thể thấp hơn một phần, song cũng là khoản tiền lớn với nhiều gia đình ở nông thôn.
Sinh viên "nhà giàu" tốn hàng chục triệu đồng
Với "con nhà giàu", chi phí học đại học sẽ có mức cao hơn, thậm chí lên đến hàng chục triệu mỗi tháng. Hồi đầu năm, một nữ sinh tên T. (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) gây xôn xao khi chia sẻ chi 25 triệu đồng mỗi tháng cho những "sinh hoạt cơ bản".
Do không có nhà ở TPHCM, nữ sinh cùng bạn thuê một căn chung cư 2 phòng ngủ giá 8,5 triệu đồng/tháng. Tính cả tiền điện nước, số tiền này chia đều thành 5 triệu đồng/người/tháng.
Các khoản chi phí cần thiết khác cho một tháng được cô liệt kê gồm: Chi phí ăn uống, cà phê, xăng xe 4,5 triệu đồng; tiền học phí đại học 5 triệu đồng, học thêm kỹ năng 2 triệu đồng; tập thể hình 4,5 triệu đồng; gội đầu dưỡng sinh 500.000 đồng...
Ngoài ra, do đặc thù công việc làm thêm liên quan tới hình ảnh nên nữ sinh này dành 2 triệu đồng cho chi phí quần áo, mỹ phẩm và 2 triệu đồng cho trang điểm đi sự kiện.
Mức chi tiêu 25 triệu đồng/tháng của sinh viên "nhà giàu".
Tổng chi phí mỗi tháng cho cuộc sống của T. khoảng 25 triệu đồng.
"Đây là mình đang tiết kiệm lắm vì công việc liên quan tới hình ảnh và mình cũng đang theo đuổi lối sống tối giản", nữ sinh này cho hay.
Nữ sinh bày tỏ do đặc thù công việc và yếu tố khác nữa nên chi phí này đối với sinh viên hơi nhỉnh hơn một chút nhưng với các bạn khác chỉ tốn khoảng 5-7 triệu đồng/tháng cũng đã thảnh thơi rồi.
Câu chuyện chi phí học tập, sinh hoạt là vấn đề nan giải với nhiều gia đình. Để tiết kiệm chi phí học tập, nhiều sinh viên chọn phương án đi làm thêm để phụ giúp bố mẹ.
TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Trường Đại học Gia Định, cho hay tùy vào điều kiện hoàn cảnh, địa lý, ngôi trường theo học, công việc làm thêm mà mỗi sinh viên sẽ có mức chi tiêu sinh hoạt khác nhau.
Song, để không bị áp lực kinh tế trong khoảng thời gian học đại học, TS Toàn khuyên mỗi gia đình cần chọn môi trường học tập phù hợp với điều kiện gia đình, không nên quá cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Ông cho hay, ngoài học phí hàng tháng, những khoản cần thiết khác như: Tiền thuê trọ, điện nước, ăn uống, đi lại, chăm sóc sức khỏe, giải trí… Chưa kể, quá trình học tập đại học sẽ phát sinh thêm tiền giáo trình, tiền máy tính, tiền học thêm kỹ năng…
"Với những gia đình chưa có nhiều điều kiện nên lựa chọn trường có mức học phí vừa phải, địa điểm trung tâm để thuận tiện đi làm thêm. Tạo áp lực kinh phí sẽ phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, khó khăn cho cha mẹ", ông Toàn nói.
* Tên các sinh viên đã được thay đổi