Ba ngày nay, nhân viên trường tiểu học Trần Quang Khải (quận Gò Vấp) bắt đầu dọn dẹp vệ sinh, xịt khử khuẩn để chuẩn bị đón hơn 1.300 học sinh trở lại vào thứ hai, sau thời gian nghỉ tránh Covid-19.
Ba ngày nay, nhân viên trường tiểu học Trần Quang Khải (quận Gò Vấp) bắt đầu dọn dẹp vệ sinh, xịt khử khuẩn để chuẩn bị đón hơn 1.300 học sinh trở lại vào thứ hai, sau thời gian nghỉ tránh Covid-19.
Tại TP.HCM, theo nguồn tin của Dân Việt, chiều 28/12, UBND TP.HCM đã họp với các quận, huyện và TP.Thủ Đức để bàn phương án dạy học trực tiếp.
Tại cuộc họp này, Sở GDĐT TP.HCM đề xuất lộ trình học trực tiếp từ ngày 3/1/2022. Theo đó, học sinh các khối lớp 7, 8, 10, 11 sẽ được đến trường học trực tiếp cùng với khối lớp 9 và 12. Đối với các khối lớp còn lại, Sở GD-ĐT sẽ đề xuất sau, tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh.
Học sinh lớp 9 ở huyện Thanh Trì, Hà Nội đi học lại hồi tháng 11. Ảnh: Tào Nga
Dự kiến, UBND thành phố sẽ xem xét, quyết định và công bố chậm nhất vào ngày mai (30/12).
Trước đó, hầu hết học sinh lớp 9 và 12 của nhiều quận, huyện ở TP.HCM trở lại trường.
Tại Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất từ ngày 3/1/2022, các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh tổ chức dạy học trực tiếp đối với khối 9 và khối 12. Riêng huyện cù lao Tân Phú Đông dạy học trực tiếp đối với khối 9, khối 10 và khối 12. Học sinh các khối lớp còn lại tại các trường học trong tỉnh tiếp tục học trực tuyến.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, việc tổ chức học trực tiếp chỉ được thực hiện khi các cơ sở giáo dục đáp ứng đạt mức độ dịch an toàn rất cao, chỉ dạy 1 buổi/ngày, chưa tổ chức các hoạt động tập thể, dạy thêm học thêm, học nội trú, bán trú và mỗi lớp học không quá 24 học sinh.
Tại Trà Vinh, Sở GDĐT Trà Vinh cho biết việc thí điểm việc dạy, học trực tiếp cho học sinh vùng dịch cấp độ 1, cấp độ 2 ở khối lớp 9 đạt tỉ lệ 78,85% và khối lớp 12 đạt tỉ lệ 90,79%.
Bắt đầu từ ngày 27/12/2021, học sinh khối lớp 9 và khối lớp 12 (những nơi được xác định thuộc cấp độ 1 và cấp độ 2) sẽ đến trường học trực tiếp để rút kinh nghiệm.
Những ngày tới, sau khi ổn định việc học tập trực tiếp của học sinh khối 9 và khối 12, sẽ tiếp tục cho học sinh các khối lớp 7, 8, 10 và 11 đến trường học trực tiếp từ ngày 5/1/2022.
Tại Bình Phước, tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp theo lộ trình tiêm vaccine, để cơ sở giáo dục thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Cụ thể, từ ngày 3/1/2022, các trường sẽ tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối lớp 11 và 12 ở địa bàn có dịch Covid-19 cấp độ 1 và 2.
Dự kiến đến ngày 3/1/2022, trên 87% học sinh lớp 11, 12 tiêm đủ 2 mũi vaccine. Đến 10/1/2022, hơn 91% học sinh từ 12 tuổi trở lên sẽ tiêm 2 mũi vaccine đủ 14 ngày. Tỉ lệ tiêm vaccine cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục hiện nay đạt trên 98%.
Tại Lâm Đồng, kể từ 27/12, các cơ sở giáo dục tiểu học tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Theo chỉ đạo của Sở GDĐT tỉnh, khi học sinh đi học trở lại, các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học bổ sung các kiến thức và tổ chức đánh giá học sinh vào thời điểm phù hợp phản ánh đúng chất lượng kết quả học tập và đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục. Riêng đối với lớp 1 và lớp 2 cần tổ chức dạy, ôn tập các kiến thức cơ bản cho học sinh như các kĩ năng đọc, viết và tính toán trước khi dạy học tiếp theo.
Tại Long An, từ 3/1/2022, học sinh tiểu học và mầm non đi học trở lại trong khi học sinh THPT (kể cả giáo dục thường xuyên) đến trường từ ngày 6/12 và THCS từ ngày 20/12.
Tại Hà Nội, từ 27/12, Hà Nội có thêm 6 quận tổ chức cho học sinh học hoàn toàn theo hình thức trực tuyến do thuộc khu vực có mức độ dịch cấp độ 3.
Như vậy, học sinh ở 8 quận sẽ dừng học trực tiếp gồm: Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ.
Sở GDĐT Hà Nội cho biết, theo quy định, địa phương nào có dịch cấp độ 3 học sinh sẽ ngừng đến trường trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến.
Sau thời gian đánh giá lại, nếu vùng dịch đó chuyển về cấp độ 2 hoặc 1, thì học sinh lại đi học trực tiếp. Các trường và địa phương được phép linh hoạt việc dạy học theo từng cấp độ dịch.
TTTĐ - Với phương châm "nước rút đến đâu, vệ sinh đến đó", cán bộ, giáo viên các trường học ngoài đê sông Hồng của quận Ba Đình, huyện Thanh Trì khẩn trương dọn dẹp, sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào tuần tới.
Sáng 13/9, trời Hà Nội nắng chói chang sau gần 1 tuần âm u, mưa bão. Dọc các tuyến đường ven đê sông Hồng, mặt đường đã bắt đầu khô ráo. Các hộ dân đang tích cực vệ sinh môi trường, phun nước đẩy bùn đất, dọn dẹp nhà cửa sau nhiều ngày sống chung với nước lũ.
Chỉ mới sáng qua thôi, con đường dẫn vào trường Tiểu học Nghĩa Dũng (phường Phúc Xá, quận Ba Đình) còn mênh mông là nước. Thế nhưng, đến chiều, nước rút rất nhanh và sáng nay tạnh ráo hoàn toàn.
Cô Hoàng Anh Đào - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: "Đây là lần đầu tiên, tôi chứng kiến nước dâng cao như vậy. Trong những ngày mưa lũ, lúc nào ban giám hiệu cũng có người ứng trực ở trường để bảo quản cơ sở vật chất, theo dõi diễn biến nước dâng. Cho đến hôm qua, khi nước rút dần khi vừa mấp mé bậc thềm lớp học, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm".
Ngay sau khi nước rút, tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường ngay lập tức có mặt để dọn dẹp, vệ sinh, đẩy bùn đất theo dòng nước rút. Sáng nay (13/9), nhà trường bơm hết nước ở bể ngầm để thau rửa lại bể, lấy nước muối, chanh tươi cọ rửa bể nước ngầm. Trong chiều nay, trạm y tế phường Phúc Xá sẽ đến phun khử khuẩn toàn bộ khuôn viên trường học.
"Trong tuần này, chúng tôi sẽ chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất để sẵn sàng đón học sinh đi học trở lại vào thứ hai - ngày 16/9", cô Anh Đào nói.
Cách trường Tiểu học Nghĩa Dũng không xa, các giáo viên trường THCS Phúc Xá cũng tích cực tranh thủ thời tiết nắng ráo để vệ sinh bàn ghế, lớp học. Các giáo viên nhà trường cho biết: Nước bắt đầu rút từ chiều qua. Đúng 8h sáng nay, toàn bộ giáo viên đến trường để vệ sinh trường lớp, bàn ghế. Trong chiều nay, nhà trường sẽ được Trạm y tế phường hỗ trợ phun khử khuẩn phòng tránh dịch bệnh.
Còn tại huyện Thanh Trì, ông Phạm Văn Ngát - Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Do ảnh hưởng của đợt mưa sau hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn huyện có 12 trường học bị ngập khiến hoạt động dạy và học của thầy trò bị gián đoạn. Đó là các trường Mầm non Duyên Hà, Tiểu học Duyên Hà, THCS Duyên Hà, Mầm non Vạn Phúc, Tiểu học Vạn Phúc, THCS Vạn Phúc, Mầm non Yên Mỹ, Tiểu học Yên Mỹ, THCS Yên Mỹ và một số trường trong đê.
Đến hôm nay, đã có 4 trường nước đã rút gồm Tiểu học Duyên Hà, THCS Duyên Hà, Tiểu học Vạn Phúc, THCS Vạn Phúc. Các thầy cô giáo đã nhanh chóng lau rửa bàn ghế, vệ sinh môi trường, thu gom rác thải để sẵn sàng điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất đón học sinh đi học vào thứ Hai tuần tới.
"Phòng GD&ĐT cũng quán triệt tới các nhà trường hiện đang tạm dừng dạy học phải thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh học sinh để nắm bắt tình hình, nhắc nhở học sinh đặt an toàn lên trên hết", ông Ngát chia sẻ.
Đến hôm nay 31/10, ảnh hưởng của bão số 6 nên nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở một số địa phương trong tỉnh như Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh vẫn còn bị ngập khiến học sinh chưa thể đến trường. Với tinh thần khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 6, các trường học bị ngập lụt đã tranh thủ tổ chức dọn dẹp vệ sinh trường lớp, khắc phục thiệt hại về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn và vệ sinh trước khi đón học sinh quay lại trường học.
Cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh hỗ trợ dọn dẹp vệ sinh Trường Mầm non Vĩnh Lâm - Ảnh: Đơn vị cung cấp
Thông tin về tình hình học sinh nghỉ học do ảnh hưởng của bão số 6, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Triệu Phong Nguyễn Thị Phước Hòa cho biết, đến ngày 31/10, một số điểm trường của các trường mầm non Triệu Giang, Triệu Thượng, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Phước, Triệu Đại, Triệu Độ, Triệu Hòa, Triệu Long, các trường Tiểu học và THCS Triệu Sơn, Tiểu học và THCS Triệu Đại với tổng số 1.040 em học sinh nghỉ học.
Căn cứ tình hình thực tế tại các địa phương, nhiều đường thôn, đường xã còn bị ngập, các trường chủ động cho học sinh nghỉ học, riêng với Trường Tiểu học và THCS Triệu Đại, điểm trường bị ngập nước, nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến từ ngày 31/10 cho đến khi nước hoàn toàn rút hẳn để đảm bảo chương trình.
Tại huyện Hải Lăng, đến ngày 31/10, có 16/39 trường mầm non, tiểu học và THCS cho 5.216 học sinh nghỉ học tránh lũ. Trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, Trường Mầm non Vĩnh Lâm tiếp tục cho 100 học sinh nghỉ học để dọn dẹp trường lớp, khử khuẩn do điểm trường này bị ngập nặng.
Ngay sau khi nước rút, nhiều trường học bị ngập lụt đã tổ chức dọn dẹp vệ sinh trường lớp, khắc phục thiệt hại về cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn và vệ sinh trước khi đón học sinh quay lại trường học. Các lực lượng chức năng đã hỗ trợ các trường dọn dẹp bùn lầy, vệ sinh trường lớp.