Cô Nguyễn Thanh Tâm - Giáo viên Ngữ văn tại Vuihoc.vn, với kinh nghiệm 12 năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn, sẽ chia sẻ với phụ huynh và các em học sinh phương pháp để học tốt môn Văn lớp 6. Các em hãy cùng khám phá nhé!
Cô Nguyễn Thanh Tâm - Giáo viên Ngữ văn tại Vuihoc.vn, với kinh nghiệm 12 năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn, sẽ chia sẻ với phụ huynh và các em học sinh phương pháp để học tốt môn Văn lớp 6. Các em hãy cùng khám phá nhé!
Hầu hết các giáo viên dạy môn Văn nói chung và môn Văn lớp 6 nói riêng đều yêu cầu học sinh chuẩn bị bài tập trước khi lên lớp. Việc chuẩn bị bài bao gồm: đọc trước tác phẩm và những nội dung phần đọc – hiểu, tóm tắt nội dung tác giả, tác phẩm và trả lời các câu hỏi ở cuối bài. Với việc chuẩn bị bài tập này, các em đã phần nào nắm được nội dung tác phẩm, những vấn đề chưa hiểu, chưa rõ có thể nhờ giáo viên giải đáp, như thế, các em sẽ nắm chắc được nội dung bài học của mình.
Có thể khẳng định rằng việc học Văn lớp 6 không hề khó, đơn giản là các em học sinh biết cách thay đổi phương pháp học, yêu thích và thực sự hứng thú với nó. Chỉ khi làm được điều đó, các em học sinh mới đạt được điểm cao trong môn học này mà không cần mất quá nhiều thời gian.
Cuốn sách được thiết kế sinh động với hình ảnh minh họa ở các bài Đọc hiểu văn bản, đa số kiến thức được trình bày theo hệ thống bảng nên rất rõ ràng, tiện theo dõi. Câu hỏi và các bài tập được hướng dẫn giải đầy đủ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức ở cả ba mảng: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Nhiều đề Tập làm văn đã được gợi ý và định hướng, kết hợp với các bài văn để các em tham khảo. Ngoài ra, chúng tôi còn có thêm một số bài tập rèn luyện dành cho những học sinh thực sự đam mê và hứng thú.
Trong xu thế toàn cầu của sự bùng nổ thông tin, các nguồn tài liệu học tập ngày càng nhiều và khó lựa chọn. Nắm bắt được tình hình đó, trên cơ sở bám sát kiến thức sách giáo khoa với những đổi mới về phương pháp, chúng tôi biên soạn cuốn sách Để học tốt Ngữ Văn 8 – Tập 2.
Cuốn sách được thiết kế sinh động với hình ảnh minh họa ở các bài Đọc hiểu văn bản, đa số kiến thức được trình bày theo hệ thống bảng nên rất rõ ràng, tiện theo dõi. Câu hỏi và các bài tập được hướng dẫn giải đầy đủ giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức ở cả ba mảng: Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Nhiều đề Tập làm văn đã được gợi ý và định hướng, kết hợp với các bài văn để các em tham khảo. Ngoài ra, chúng tôi còn có thêm một số bài tập rèn luyện dành cho những học sinh thực sự đam mê và hứng thú.
Để sử dụng cuốn sách này một cách tốt nhất, điều quan trọng và thiết yếu là các em cần đọc kĩ nội dung bài học, ghi nhớ và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Trên cơ sở đó, các em tiếp cận cuốn sách như một người thầy chỉ dẫn mình học tập. Các em nên tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập, kết hợp áp dụng “5 bí kíp để học tốt môn Ngữ văn” được chia sẻ ở cuối sách để có hiệu quả tốt nhất. Như vậy, cuốn sách sẽ là một hành trang chứ không phải là một công cụ.
Môn Ngữ văn là một trong những môn học chính trong nhà trường, thế nhưng một số học sinh lại lơ là đối với môn Ngữ văn, cho rằng môn Ngữ văn dài dòng, khó học, khó chạm tới cảm xúc của người học dẫn tới tình trạng học sinh bị mất gốc môn văn. Dưới đây là những bí kíp mà TAKIS mách nhỏ bạn để bạn yêu thích môn Ngữ văn hơn nhé! 1. Tạo ra cảm hứng, niềm yêu thích với môn văn Phương pháp đầu tiên không chỉ được áp dụng khi học văn mà với các môn học khác cũng có thể vận dụng đó chính là tạo ra niềm cảm hứng, sự yêu thích khi ôn tập môn văn. Nếu bạn đang cảm thấy quá chán khi học văn, cảm thấy học kiến thức không thể tiếp thu được thì bạn đừng cố ép mình. Thay vào đó, hãy tạm dừng lại và tìm cho mình một cách giải tỏa tâm lý cho thoải mái bằng cách xem phim hoặc đi chơi, giải trí…Sau đó, bạn hãy giữ một tinh thần thoải mái, khi đọc một bài văn bạn bạn cần thả lỏng cơ thể, suy ngẫm từng chút một, bạn cần bĩnh tĩnh lại, hít thở sâu và nghiền nó tiếp. 2. Đọc kỹ những văn bản trong SGK Việc học sinh phải đọc văn bản trước khi đến lớp là điều quan trọng, khi tìm hiểu trước tác phẩm, học sinh sẽ có kiến thức nền về văn bản đó, nếu là truyện sẽ biết được các nhân vật, tình huống truyện. Nếu là thơ sẽ biết được nhân vật trữ tình được thể hiện trong tác phẩm. Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải soạn trước tác phẩm ở nhà, trả lời các câu hỏi trong SGK. 3. Tham khảo tài liệu Việc tìm kiếm tài liệu là một trong những khâu quan trọng vì những thông tin trên mạng không hoàn toàn là đúng, vì vậy học sinh cần phải lọc ý cho tinh. Nếu những thông tin khiến người học còn cảm thấy “hoang mang” thì hãy nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn để người đọc không bị “hoang mang” trước những thông tin.
Học sinh cần rèn luyện cho mình một thói quen đọc đó là học sinh hãy đọc thật nhiều sách, báo, truyện, thậm chí là văn mẫu để gia tăng vốn từ vựng cho mình. Khi người học có thêm vốn từ vựng phong phú thì học sinh sẽ chú ý lựa chọn từ ngữ viết văn hay hơn, lời văn bay bổng hơn khiến cho bài văn có cảm xúc. Đặc biệt, học sinh sẽ không cảm thấy bị bí từ khi viết văn. 4. Nghe thầy cô giảng Học sinh cần phải nghiêm túc trong học tập, lắng nghe cô giảng những nội dung chưa hiểu. Ghi chép cẩn thận những nội dung trọng tâm của bài học. Học sinh nên hỏi, trao đổi với giáo viên và các bạn học tốt môn văn để tiếp thu thêm kiến thức, giải đáp những thắc mắc của mình về bài học.
5. Chọn không gian, thời gian học tập phù hợp Khi học văn bạn cần tìm cho mình một không gian yên tĩnh, văn học cần có sự cảm nhận từ tâm hồn. Vậy nên, một không gian thích hợp sẽ giúp bạn học văn hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần lên kế hoạch về thời gian học văn. Có bạn sẽ cảm thấy học văn vào buổi sáng dễ tiếp thu hơn, có bạn lại cảm thấy học văn buổi tối dễ cảm nhận hơn. Đó là cách lựa chọn của mỗi người, tùy vào khả năng của bạn mà chọn thời gian học phù hợp.
Trên đây là những chia sẻ để giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và yêu thích môn Ngữ văn hơn. Hi vọng với những chia sẻ này các em học sinh sẽ không sợ môn Ngữ văn và có cảm giác “chán ngắt” đối vói môn học này nữa. Từ đó trung tâm TAKIS mong rằng các em học sinh sẽ đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để được tham khảo các thông tin hữu ích về học tập, quý phụ huynh và học viên có thể tham khảo tại đây hoặc liên hệ hotline: 0979.269.571 để được tư vấn về chương trình học tại TAKIS.
Sách giáo khoa mới được nhiều chuyên gia đầu ngành giáo dục cũng như các thầy cô giáo đánh giá là có rất nhiều điểm cải tiến so với bộ sách giáo khoa cũ. Chính điều này đã làm nên sự mong đợi vô cùng lớn của các bậc phụ huynh đối với sách giáo khoa mới.
Thầy Nguyễn Phi Hùng, Hệ thống Giáo dục HOCMAI hệ thống kiến thức Ngữ Văn lớp 6 và chia sẻ phương pháp làm bài văn hay cho học sinh.
Hệ thống kiến thức chương trình Ngữ văn 6
Theo thầy Nguyễn Phi Hùng, để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6, học sinh cần nắm chắc hệ thống kiến thức và có phương pháp học tập phù hợp.
Chương trình Ngữ văn 6 có 3 phần chính: Tiếng Việt, Đọc hiểu văn bản và Tập làm văn.
Thầy Nguyễn Phi Hùng - giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI
Phần Tiếng Việt giống với phần Luyện từ và câu của chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhóm đơn vị kiến thức của phần này bao gồm Từ và Câu. Một vài đơn vị kiến thức trọng tâm liên quan đến Từ gồm: Phân loại từ (theo cấu tạo, theo nguồn gốc); Nghĩa của từ (cách giải nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa); Từ loại (danh từ, động từ, tính từ); Chữa lỗi dùng từ; Các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Đối với Câu, các em sẽ được học và ôn lại kiến thức về Các thành phần chính của câu; Câu trần thuật đơn; Dấu câu; Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.
Phần Đọc hiểu văn bản (phần Văn) là phần kiến thức mới. Lên lớp 6, các văn bản sẽ được phân thành các nhóm theo đặc trưng thể loại: Truyện dân gian, Truyện trung đại và Truyện hiện đại.
Trong học kì một, các em sẽ được học các tác phẩm thuộc thể loại Truyện dân gian (truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười) và 3 tác phẩm Truyện trung đại. Đây là phần kiến thức trọng tâm của học kì I, do đó các em cần học kĩ và nắm thật chắc kiến thức.
Đầu học kì hai, các em sẽ được học các tác phẩm Truyện hiện đại thông qua những đoạn trích trong các tác phẩm quen thuộc với tuổi thơ Việt Nam qua nhiều thế hệ như Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê nội... Bên cạnh đó là các tác phẩm văn học nước ngoài.
Ở giữa học kì hai, các em sẽ được học các văn bản thơ (Lượm của nhà thơ Tố Hữu, Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ, Mưa của Trần Đăng Khoa), các bài kí (Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Lòng yêu nước, Lao xao) và các văn bản nhật dụng (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha).
Đối với phần Tập làm văn, học sinh tiếp tục được học lại hai phần quen thuộc từ cấp Tiểu học là văn kể chuyện (tự sự) và văn miêu tả.
Văn tự sự nằm ở chương trình học kì một của chương trình Ngữ Văn 6. Học sinh sẽ được thầy cô dạy, ôn lại và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời học thêm các kĩ năng mới ở 3 thể loại văn kể chuyện (kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc bằng lời văn của em); Kể chuyện đời thường (việc em chứng kiến hoặc tham gia); Kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo (ví dụ tưởng tượng mình hóa thân thành một con vật do phạm phải lỗi lầm và mình sẽ làm gì trong 3 ngày đó hoặc tưởng tượng em được gặp và trò chuyện với một nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em yêu thích).
Sang học kì hai, các em sẽ học văn miêu tả, dạng bài đã rất quen thuộc trong chương trình Tiểu học. Yêu cầu đối với những bài văn miêu tả này sẽ ở 3 dạng chính: tả cảnh, tả người và tả sáng tạo.
"Những dạng bài sáng tạo ở cả thể loại văn tự sự và miêu tả đòi hỏi học sinh phải phát huy tối đa sức tưởng tượng và khả năng diễn đạt của bản thân", thầy Nguyễn Phi Hùng nhấn mạnh.
Nâng cao khả năng viết bài tập làm văn
Trong quá trình học, phần nhiều học sinh sẽ cảm thấy gặp khó khăn ở phần Tập làm văn vì khả năng diễn đạt chưa tốt, vốn từ chưa phong phú. Điều này cần được xử lí thông qua từng đơn vị kiến thức cụ thể. Ví dụ các em gặp khó khăn trong việc làm bài văn miêu tả thì phải tìm nguyên nhân xem khó khăn ấy đến từ đâu và phải tìm cách xử lí như thế nào. Bài văn miêu tả bắt nguồn từ khả năng quan sát của bạn đối với đối tượng miêu tả trong cuộc sống. Muốn cho bài văn của mình sâu sắc và phong phú ý thì phải bắt nguồn từ việc quan sát kĩ đối tượng cần miêu tả. Bên cạnh đó, học sinh cần dùng thêm các phương pháp như so sánh, liên tưởng, nhân hóa để bài viết thêm sống động.
Lên lớp 6, yêu cầu dung lượng của bài văn lớn hơn, nội dung cũng phong phú hơn, đòi hỏi chúng ta không chỉ có vốn từ mà quan trọng phải có kĩ năng làm bài. Thầy Hùng gợi ý một số phương pháp giúp các em rèn luyện và khắc phục được vấn đề này.
Thứ nhất, để mở rộng và nâng cao vốn từ, hãy thường xuyên lắng nghe mọi người nói, xem tivi, đọc truyện, đọc nhiều sách báo. Nếu ý thức được vốn từ của mình đang bị hạn chế, hãy rèn giũa và tích lũy vốn từ ngay. Khi đọc một câu chuyện, một bài văn, xem một bộ phim, lắng nghe mọi người nói... chúng ta hãy chú ý xem họ diễn đạt nội dung ấy bằng những từ ngữ nào, dùng cách nói nào để thể hiện một ý tưởng. Gặp những từ khó, hãy lập tức hỏi lại những người xung quanh như thầy cô, anh chị, bố mẹ hoặc tự tra từ điển.
Kho từ vựng của Tiếng Việt rất nhiều và phong phú, chúng ta sẽ dễ dàng lãng quên. Do đó, các em cần phải sử dụng các từ đó thường xuyên, cố gắng áp dụng và dùng cách diễn đạt đó trong cuộc sống hàng ngày, có thể đưa vào các đoạn văn, bài văn trong các bài tập của mình. Với cùng một nội dung hay chủ đề, hãy cố gắng luyện tập bằng cách diễn đạt dưới nhiều hình thức mẫu câu khác nhau. Khi đó, các em sẽ nhuần nhuyễn, thành thạo, lưu loát và trôi chảy hơn trong quá trình nói và viết các bài tập làm văn.
Để có được những bài văn hay và đạt điểm số cao, cách duy nhất là thường xuyên luyện tập, trau dồi, viết thật nhiều, từ việc lập các dàn ý đến viết các bài văn. Sau khi viết xong, hãy đọc lại và nhờ thầy cô chỉnh sửa xem từ nào chưa đúng, chưa hay, câu nào sử dụng chưa đúng ngữ pháp, đoạn nào được thầy cô khen cách diễn đạt tốt... Với mỗi sai lầm hay thành tựu nhỏ đó, chúng ta đều phải tích lũy cho bản thân để từ đó nâng cao được khả năng diễn đạt của bản thân.