Nhảy dây tăng chiều cao là một bài tập thể chất thú vị. Nhiều người tin rằng nhảy dây sẽ hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là đối với các bé thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Vậy, nhảy dây có thực sự làm tăng chiều cao hay không? Hãy cùng Nutrihome tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết sau.
Nhảy dây tăng chiều cao là một bài tập thể chất thú vị. Nhiều người tin rằng nhảy dây sẽ hỗ trợ tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là đối với các bé thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì. Vậy, nhảy dây có thực sự làm tăng chiều cao hay không? Hãy cùng Nutrihome tìm ra câu trả lời ngay trong bài viết sau.
Nhảy dây là sự kết hợp nhịp nhàng giữa hoạt động của cả thân trên và thân dưới. Nhảy dây đòi hỏi sự hài hòa trong cử động của các bộ phận để tạo ra nhịp điệu phù hợp. Cho nên muốn nhảy dây tăng chiều cao nhanh không hề dễ dàng và bạn nhất định phải áp dụng đúng kỹ thuật.
Theo đó, các yếu tố kỹ thuật cơ bản mà bạn cần đảm bảo khi nhảy dây bao gồm:
Động tác chính trong kĩ thuật nhảy dây là bật nhảy và tiếp đất. Khi bật lên, bạn phải dùng lực ở mũi chân để nhảy và khi tiếp đất cũng vậy. Trong quá trình chuyển giao giữa hai động tác, bạn có thể khuỵu gối nhẹ một chút.
Hãy chú ý luôn tiếp đất bằng mũi chân khi nhảy dây tăng chiều cao
Khi nhảy dây, hãy nhớ đặt hai tay trước hông, thay vì dang rộng sang hai bên cơ thể. Kỹ thuật phù hợp sẽ giúp đảm bảo sợi dây chạm đất vào thời điểm và vị trí bạn muốn, để bạn có thể bắt nhịp.
Có rất nhiều người thường mắc sai lầm là xoay cả cánh tay trong khi tập nhảy dây. Tuy nhiên nếu thực hiện đúng kỹ thuật thì trong lúc nhảy dây chúng ta chỉ cần thả lỏng, xoay cổ tay để di chuyển phần dây nhảy trong khi khuỷu tay thì đứng im.
Hai cánh tay ép sát người, khuỷu tay ép sát hông và cổ tay thả lỏng, xoay đều khi nhảy dây mới là tư thế đúng
Nhảy dây là một bài tập tim mạch (cardio exercise) chính hiệu , có nghĩa là nó sẽ làm tăng nhịp tim đồng thời làm tăng nhịp thở. Vì thế, khi nhảy dây cũng như tập luyện các môn thể thao, bạn nên cố gắng duy trì nhịp thở đều đặn.Tốt nhất trong thời gian đầu tập luyện nhảy dây tăng chiều cao, bạn nên tự đếm nhịp trong đầu để đảm bảo mình hít thở đầy đủ.
Nguyên tắc là bạn phải hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Trong khi hít vào, dây vẫn quay từ 2 đến 4 vòng và bạn có thể bật nhảy được từ 2 đến 4 nhịp. Tương tự, trong khi thở ra, bạn cũng có thể nhảy được từ 2 – 4 nhịp. Như vậy sẽ giúp bạn tăng sức bền khi tập và hiệu quả tập luyện tốt hơn. Và tốt nhất là bạn nên thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng.
Đáp: Nhảy dây chỉ khiến bắp chân săn chắc hơn chứ KHÔNG khiến bắp chân to hơn nếu bạn tập với cường độ vừa phải cùng một lịch trình tập luyện hợp lý.
Tuy nhiên, tùy theo tỉ lệ cơ thể và “gu” thẩm mỹ cá nhân mà một bắp chân có thể trông săn chắc với người này nhưng lại trông to hơn với người khác. Tốt nhất, bạn nên tự cân đối thể trạng của bạn thân để thiết kế lịch tập nhảy dây phù hợp, tránh khiến cho bắp chân làm việc quá sức, dễ dẫn đến tình trạng chúng trông to hơn bình thường.
Bên cạnh đó, nếu bạn nhảy dây sai kỹ thuật, phân phối lực sai cách thì việc bắp chân to ra là điều rất dễ hiểu. Do vậy khi luyện tập, bạn hãy chú ý nhảy dây đúng cách để tăng chiều cao của bản thân thay vì tạo “tác dụng ngược” là làm to bắp chân.
Tốt nhất, bạn nên nhờ một người có chuyên môn (chẳng hạn như thầy giáo dạy thể dục hoặc huấn luyện viên thể hình cá nhân) quan sát xem bạn đã nhảy dây đúng kỹ thuật chưa để kịp thời điều chỉnh tư thế càng sớm càng tốt.
Bạn khởi động càng kỹ thì khi nhảy dây phần cổ tay và khớp gối càng linh hoạt và ít bị chuột rút hơn khi tập luyện; đồng thời, cách làm này cũng giúp bạn không bị mất sức và dễ dàng hoạt động hơn.
Mọi người dù bất cứ trình độ nào để có thể thử sức với bộ môn nhảy dây. Khi ở trình độ của người mới, bạn nên tập nhảy chậm để từ từ thích nghi, không tạo áp lực cho cơ thể cũng như cảm nhận độ chính xác của động tác. Sau khi đã quen, bạn có thể tăng cường độ luyện tập nhằm đạt được hiệu quả thể chất mong muốn.
Một người bình thường sẽ duy trì tốc độ nhảy dây ở mức 60 – 70 lần/phút. Khi mới bắt đầu bạn nên duy trì tốc độ nhảy này trong khoảng 2 – 4 phút rồi nghỉ. Sau đó khi cơ thể đã quen với nhịp độ có thể tăng lên 80 – 120 lần/phút.
Bạn không thể cao lên chỉ sau một buổi tập mà cần ít nhất một năm kiên trì tập luyện để có thể nhận thấy sự khác biệt. Vì thế, nhảy dây là môn thể thao mà chúng ta có thể luyện tập hàng ngày. Việc duy trì thói quen nhảy dây thường xuyên giúp bạn duy trì hiệu quả tăng chiều cao tối ưu.
Tất nhiên khi đã nhàm chán với lịch nhảy dây tăng chiều cao cũ, bạn có thể tăng dần độ khó, cường độ và thời gian nhảy dây để kích thích cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, cải thiện chiều cao mạnh mẽ hơn.
Có rất nhiều cách nhảy dây tăng chiều cao mà chúng ta có thể áp dụng. Tùy thuộc vào sở thích cũng như khả năng mà bạn có thể biến đổi cách nhảy linh hoạt sao cho phù hợp nhất. Dưới đây là 5 gợi ý của Nutrihome về cách nhảy dây tăng chiều cao hiệu quả và dễ thực hiện nhất!
Đây là cách nhảy dây thông dụng nhất mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Bạn chỉ cần chuyển động sợi dây nhịp nhàng theo chuyển động của đôi chân sao cho chúng vượt qua dây nhảy là được. Khi nhảy, cả 2 chân của bạn sẽ đồng thời bật lên và đồng thời tiếp đất.
Để đạt được hiệu quả cải thiện vóc dáng, hỗ trợ tăng chiều cao, bạn nên thực hiện động tác nhảy trong vòng 60 giây, sau đó nghỉ không quá 60 giây và tiếp tục nhảy lại.
Kỹ thuật nhảy dây bằng 2 chân quy định việc bật nhảy và tiếp đất đều phải sử dụng 2 chân cùng lúc
Nhảy thay thế chân hay còn có một cách gọi khác là động tác nhảy chân trước chân sau:
Nhảy dây kiểu thay thế chân quy định mỗi lần tiếp đất bạn phải đổi chân liên tục
Trong cách nhảy này bạn sẽ tiếp xúc đất bằng 1 chân, chân còn lại nâng cao tạo với mặt đất một góc bằng 90 độ. Khi nhảy lên bạn vẫn tiếp tục gập khớp gối như trên, lần lượt đổi chân theo mỗi vòng quay dây.
Cách nhảy này có độ khó tương đối lớn nên phải cẩn thận khi tập luyện. Mỗi hiệp nhảy kéo dài 60 giây, nghỉ khoảng 60 giây rồi tiếp tục nhảy lại. Lặp lại ít nhất 10 hiệp để hoàn thành một bữa tập kéo dài 20 phút.
Nhảy dây tư thế nâng cao đùi giúp bạn đốt nhiều calo hơn kiểu nhảy dây truyền thống
Đáp: Không nên nhảy dây mỗi ngày bởi vì sau khi nhảy dây, cơ bắp của chúng ta cần đến 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi, sửa chữa và hồi phục. Việc luyện tập thường xuyên mà không có kế hoạch nghỉ ngơi hiệu quả rất dẫn đến quá tải và nguy cơ chấn thương hoặc chai cơ.
Các nghiên cứu đã chứng minh, tập thể dục thể thao, tập gym hay các bài tập thể dục nhịp điệu đều là các tác nhân mạnh mẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng GH (Growth Hormone). Loại hormone này thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào xương khiến chúng dài ra, cải thiện được chiều cao của bạn.
Nhảy dây tăng chiều cao cũng là một trong các bài rèn luyện thể lực mang tính chất “nhịp điệu” lặp đi lặp lại; vì thế, nó cũng kích thích hormone tăng trưởng, hỗ trợ quá trình tăng trưởng chiều cao tối đa.