“Làm hãng” nghe rất quen mà cũng lạ với nhiều người Việt Nam có bạn bè hoặc người thân bên Mỹ. Nếu bạn chưa hình dung ra nó là gì? Xin mời tiếp tục đọc bài viết này.
“Làm hãng” nghe rất quen mà cũng lạ với nhiều người Việt Nam có bạn bè hoặc người thân bên Mỹ. Nếu bạn chưa hình dung ra nó là gì? Xin mời tiếp tục đọc bài viết này.
Công việc nào cũng có cái khó riêng. Có những công việc nặng đòi hỏi thể chất, có những công việc đòi hỏi kỹ thuật như: hàn, tiện. Cũng có những công việc tương đối dễ.
Thời gian đầu nếu chưa tìm được việc phù hợp sẽ thấy hơi cực. Tuy nhiên nếu tìm được việc phù hợp và làm quen tay thì sau này sẽ ổn định hơn.
Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là cản trở về tiếng Anh. Nên mọi người thường tìm những hãng có người Việt để dễ xin việc.
Ở Mỹ có một luật về công bằng trong lao động, không được kỳ thị người xin việc dựa trên độ tuổi, giới tính, sắc tộc,… Người Việt ai cũng chịu thương chịu khó nên dù sẽ có những người gặp cản trở về ngôn ngữ, tuy nhiên cứ làm việc chăm chỉ thì mọi khó khăn sẽ được vượt qua.
Bài viết “làm hãng ở Mỹ” được tham khảo từ bài viết của Võ Kiến Thành. Admin nhóm Facebook Luật di trú và cuộc sống Mỹ.
Khái niệm bảo hiểm tài sản còn tương đối mới mẻ với người Việt Nam nhưng lại là một trong những thứ quan trọng cần chuẩn bị cho cuộc sống mới của bạn tại Hoa Kỳ.
Không chỉ có bảo hiểm y tế, bạn cũng cần trang bị bảo hiểm tài sản khi sinh sống ở Mỹ. Bảo hiểm này như tên gọi góp phần bảo vệ cho tài sản của bạn. Cùng AVSEB-5 tìm hiểu chi tiết về loại bảo hiểm này, xem nó là gì và bao gồm những phân loại nào để chuẩn bị sao cho phù hợp với bản thân người nhập cư nhé!
Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm có quy định riêng tùy thuộc vào tiểu bang nơi bạn sinh sống, những điều khoản của bảo hiểm này tuân theo luật tiểu bang cũng như những chính sách của công ty bảo hiểm. Bảo hiểm này bảo vệ quyền lợi người mua trước những tổn thất tài chính liên quan đến tài sản hoặc tài sản cá nhân của người thụ hưởng bị tổn hại.
Bảo hiểm tài sản tuân theo luật tiểu bang
Bảo hiểm tài sản bảo hiểm cho những tổn thất tài sản xảy ra do hỏa hoạn hoặc do thiên tai, thời tiết, bên cạnh đó cũng do các vấn đề như phá hoại hay trộm cắp. Ngoài ra, bảo hiểm này cũng chịu trách nhiệm pháp lý cho người thụ hưởng trong trường hợp sai thông tin chủ sở hữu tài sản hoặc người thuê nhà khởi kiện khi gặp nguy hiểm, bị thương trong khi lưu trú tại ngôi nhà – hay nói cách khác là tài sản được bảo hiểm.
Có bao nhiêu loại bảo hiểm tài sản ở Mỹ?
Có tổng cộng 06 loại bảo hiểm tài sản ở Mỹ
Tương tự như các loại bảo hiểm khác, bảo hiểm tài sản cũng được chia thành nhiều loại với những điều khoản và phạm vi sử dụng khác nhau tùy thuộc vào giá cả của loại bảo hiểm đó, bạn có thể lựa chọn loại bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của bản thân sau khi tham khảo ở các công ty bán bảo hiểm. Cụ thể, có 06 loại bảo hiểm tài sản cơ bản như sau:
Bảo hiểm gia chủ hay nói cách khác là bảo hiểm chủ sở hữu nhà sẽ bảo đảm những quyền lợi sau đây cho người thụ hưởng:
Khi bạn thuê nhà ở Hoa Kỳ và lựa chọn mua loại bảo hiểm này, nghiễm nhiên bạn sẽ không được thụ hưởng những vấn đề như bảo hiểm cấu trúc mà chỉ có thể được đảm bảo quyền lợi cho tất cả tài sản bên trong ngôi nhà bạn thuê hoặc chi phí sinh hoạt trong trường hợp bạn phải chuyển đi vì những sự cố liên quan đến bảo hiểm. Ngoài ra, bạn cũng có thể được bảo hiểm các vấn đề mang tính trách nhiệm pháp lý.
Tại Mỹ thường xuyên xảy ra thiên tai, đặc biệt là lũ lụt. Chính vì lý do đó, bảo hiểm lũ lụt được ra đời nhằm bảo hiểm cho người mua thuộc các khu vực có rủi ro thiên tai cao. Bảo hiểm này cung cấp dịch vụ cho những người thụ hưởng bị ảnh hưởng nặng nề trong lũ lụt về mặt tài sản. Về loại bảo hiểm này, bạn có thể tìm mua không chỉ ở các công ty bảo hiểm mà còn có thể mua nó ở FEMA thông qua Chương trình Bảo hiểm Lũ lụt Quốc gia.
Thêm một loại bảo hiểm tài sản khác liên quan đến thiên tai ở Mỹ. Tương tự như lũ lụt, bảo hiểm này sẽ bảo hiểm cho các tài sản của bạn bị tổn thất trong một trận động đất. Bảo hiểm động đất được những công ty bảo hiểm tư nhân chào bán rộng rãi. Nếu bạn là một công dân của tiểu bang California, bạn có thể trực tiếp mua loại bảo hiểm này từ các công ty bảo hiểm dân cư kết hợp với Cơ quan Phòng chống Động đất bang California.
Bảo hiểm nhà Condo/Townhouse bảo vệ quyền lợi cho tất cả cấu trúc bên trong tòa nhà của bạn. Sàn nhà, tường hay các vật dụng cá nhân bên trong nhà đều được bảo hiểm bảo hộ. Hơn nữa, nếu bạn sở hữu bảo hiểm nhà Condo/Townhouse, bạn còn được bảo hiểm toàn bộ nếu vướng phải các vấn đề liên quan đến trách nhiệm pháp lý hay chi phí sinh hoạt.
Bảo hiểm nhà di động hoàn toàn giống với bảo hiểm gia chủ (Homeowners Insurance) nhưng điểm khác biệt duy nhất là bạn không được đảm bảo quyền lợi cho những cấu trúc độc lập trong nhà người thụ hưởng như nhà kho hay garage. Giống như những loại bảo hiểm kể trên, bạn cũng có thể mua được bảo hiểm nhà di động này thông qua các công ty bảo hiểm tư nhân.
Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB5 và dự án EB5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc [email protected].
LatourLaw P.A. – Văn phòng luật di trú Mỹ tốt nhất năm 2024
Hồi mới sang thì ở nhà một thời gian vì con nhỏ. Sau đó xin vào làm một hãng nhựa của Rubbermaid, chuyên sản xuất những đồ đựng bằng nhựa. Công việc làm theo dây chuyền này hình như chẳng phải suy nghĩ gì, cứ hàng ra thì lượm, gắn chúng lại với nhau rồi gắn lables, đóng vô thùng, chuyển lên dây chuyền cho chạy vào xưởng. Chỉ đơn giản thế thôi. Vì đơn giản nên tiền lương cũng rất giản đơn. Hai vợ chồng cùng làm một hãng nhưng khác ngày nên những ngày vợ làm thì chồng nghỉ để chăm con.
Với tôi, công việc này so với những ngày một nắng hai sương ở ngoài Trung thì chẳng là gì cả. Ở hãng nhựa này, phần lớn lao động là dân Châu Á và Mexico. Đến từ những quốc gia nghèo khó nên ai cũng... ngoan và lao động chăm chỉ. Trong hãng có một vài người Việt nên cũng có người để tâm tình, cũng vơi đi nỗi nhớ nhà.
Làm hãng nhựa một thời gian, nghe chị bạn nói là hãng làm đồ part cho xe tải tuyển người và trả giá rất cao, thế là tôi hỏi địa chỉ và tự đến xin việc. Cũng vì cái tội ham làm để có tiền gửi cho gia đình hai bên nên nghe nói trả giá cao là nhảy vào chứ không suy nghĩ gì nhiều. Vào hãng làm mới biết là công việc này không dành cho phụ nữ. Cả hãng có đến 150 công nhân, mà chỉ có 7 công nhân nữ. Công việc là cho những miếng nhựa (một loại nhựa đặc biệt) vào những cái khuôn rất lớn để đúc những bộ phận bằng nhựa của xe tải, ca nô. Những chiếc khuôn này, có nhiều chiếc to như những ngôi nhà, và cực kì nóng. Khi khuôn được máy nhấc lên, hơi nóng bốc quật vào mặt, vậy mà cũng phải lao vào đem bộ phận đã đúc ra, rồi bỏ nhựa mới vào để đúc cái mới vì nếu không alarm sẽ kêu và sếp sẽ rầy. Chủ nghĩa tư bản mà, làm việc là phải có năng suất. Tụi sếp nó đi lại và kiểm tra sản phẩm, kiểm tra số lượng. Nếu máy hư thì mình phải viết xuống thời gian máy nghỉ, nếu không sẽ bị phàn nàn sao không làm đủ số.
Cũng may là nữ nên tôi chỉ được phân công những máy nhỏ, những part nhỏ nên không phải khiêng nặng lắm. Nhưng tính chất công việc thì không an nhàn chút nào. Khi lấy part ra khỏi khuôn, mình chờ cho nguội một chút (khoảng thời gian này là thời gian mình bỏ nhựa vào để đúc cái mới), rồi dùng dao gọt sơ qua, sau đó dùng mài để mài cho đến khi nhẵn nhụi, bóng loáng... Có khi mài chưa xong thì cái mới đã sẵn sàng. Mùi nồng của nhựa, hơi nóng và bụi làm cho áo quần lấm lem. Bởi vậy, dù mùa hè nóng như lửa đốt, khuôn đúc nóng, hãng không có máy lạnh (bởi chẳng có máy lạnh nào chịu nỗi cái nóng của khuôn), ai làm trong này cũng phải mặc một lớp áo giấy phủ bên ngoài và mang khẩu trang kín mít để không phải hít bụi nhựa.
Cho đến giờ phút này, chồng tôi chỉ biết là thời gian đó tôi làm hãng này rất vất vả, nhưng có lẽ anh cũng không mường tượng cái vất vả đến mức đó.
Lí do tôi không bỏ hãng này dù vất vả, không phải chỉ vì lương cao, mà còn vì bảo hiểm sức khỏe của hãng này rất tuyệt vời. Mỗi tháng, công nhân chỉ trích ra có 16 đô, còn bao nhiêu hãng trả cho hết. Con gái tôi thì nay đi bệnh viện, mai đi bác sĩ nhưng hai vợ chồng chẳng phải trả tiền túi đồng nào. Vì là hãng lớn nên tất cả các quyền lợi đều cao chứ không riêng gì bảo hiểm. Cuối năm hãng cho công nhân nghỉ cả hai mươi ngày và trả lương đầy đủ. Mỗi khi công nhân bị cho nghỉ việc vì ít hàng, hãng vẫn trả bảo hiểm đến một năm sau, mỗi tháng mình chỉ đóng tượng trưng 16 đô.
Thời gian làm ở hãng này thì tôi chủ yếu làm việc với người Mỹ và một số ít người châu Á (phần lớn người Lào) và một vài người Việt nam. Đây là thời gian tôi học nói và nghe tiếng Anh. Vốn từ vựng thì không nghèo, vì đã học ở Việt Nam, chỉ là không được nói nhiều vì học ở Việt Nam thời đó chủ yếu là đọc và viết. Bấy giờ mới có cơ hội để thực tập.
Làm bạn với một số người Lào, tôi thấy họ rất dễ thương. Họ rất giữ uy tín và trung thực. Nói thiệt, thời gian tôi làm việc ở đây, tôi tin tưởng họ hơn là những người Việt làm chung. Là phụ nữ làm công việc nặng, có nhiều lúc mấy anh bạn Lào lùn dễ thương đỡ đần công việc cho tôi rất nhiều. Điều này làm cho người Việt làm chung tưởng là tôi cặp bồ với mấy anh này!
Với những người Mỹ làm ở hãng này thì khác. Họ đối xử với tôi cũng như những công nhân khác. Tuy nhiên, hễ tôi cần giúp thì họ sẵn sàng giúp. Tôi nhỏ con nhưng được cái là siêng năng và nhanh tay nên rất được lòng sếp. Vì vậy mà hễ yêu cầu gì của tôi, dù có hơi khó chấp nhận, sếp cũng mỉm cười cho qua trạm.
Vào làm việc nơi đây tôi mới nhận ra một điều: thì ra người Mỹ cũng làm biếng học hành ghê. Có mấy vị viết sai chính tả đến nỗi một đứa Á Châu với vốn tiếng Anh ít ỏi như tôi cũng nhận ra. Vì khi tôi mới qua đây, cứ tưởng người Mỹ siêng học hành, thông minh, đỗ đạc và không phải đi làm những công việc tay chân như những người tị nạn.
Thời gian làm việc ở hãng đồ part cho xe tải giúp tôi chiêm nghiệm được một điều: rõ ràng là chuyện kì thị vẫn tồn tại vì tôi có thể nhận ra trong ánh mắt của họ, nhưng họ không làm cho mình cảm thấy thấp hèn, họ chỉ làm cho mình cảm thấy là mình "khác" người ta mà thôi. Kế nữa là tuy rằng làm việc có trên có dưới, có sếp có lính, nhưng tuyệt đối không có chuyện nịnh bợ và đút lót như ở Việt Nam. Làm hết giờ thì ra về, hết tuần thì lãnh lương, chuyện ai nấy làm, mình làm tốt thì không bao giờ bị khiển trách. Lễ lộc, năm mới, sếp và lính chỉ nói với nhau "Happy New Year", "Merry Christmas" là xong. Chẳng phải quà cáp hay nịnh bợ gì. Điều này là điều tôi rất thích.
Học làm tóc ở Mỹ không phải dễ vì bạn cần có năng khiếu và kinh nghiệm để có thể hành nghề. Việc thi tóc ở Mỹ cũng cần bạn phải đi học ở trường lớp đàng hoàng và thi lý thuyết và thực hành để được cấp bằng hành nghề.
Nghề làm tóc này nếu như bạn có tay nghề thì sẽ kiếm được rất nhiều tiền bởi vì phụ nữ sống tại đất nước này rất chăm làm đẹp. Mỗi lần làm tóc bạn có thể kiếm từ $300 đến $500 dễ dàng. Một người phụ nữ ở Mỹ trung bình cắt tóc 5 lần một năm, chưa kể có nhiều bạn còn đi nhuộm tóc, làm đẹp tóc hàng tuần vì tính chất công việc.
Khi mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể thuê “Ghế” khoản $500 đến $600 một tháng ở một tiệm tóc để làm. Sau đó khi có kinh nghiệm bạn có thể phát triển thành tiệm làm tóc và trang điểm cho Cô Dâu là một mảng đang thiếu nguồn thợ lành nghề hiện nay.
Mảng làm tóc ở Mỹ luôn thiếu nhân lực so với làm móng vì học lâu hơn gấp 2 lần và cần có khiếu thẩm mỹ cao. Bù lại bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn và ít tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Ở Mỹ nếu bạn muốn làm tóc cho khách hàng thì bạn phải có bằng hành nghề được cấp bởi Hội đồng Thẩm Mỹ.
Nên bạn phải chọn trường thẩm mỹ để học và đi thi lý thuyết và thực hành để được cấp bằng hành nghề. Bạn có thể đăng ký học một trong hai chương trình sau.
Bằng thẩm mỹ toàn diện (cosmetologist): Học viên được cấp bằng này sẽ được phép làm tất cả các việc liên quan đến thẩm mỹ như làm tóc, làm móng, da, và tư vấn sử dụng mỹ phẩm. Để được thi và cấp bằng này, người học viên phải học ít nhất 1100 giờ theo quy định (có thể chênh lệch số giờ tùy theo tiểu bang , ví dụ như ở bang Nebraska số giờ học có thể lên đến 1800h ).
Bằng tóc (barber): Học viên được cấp bằng này sẽ được phép làm tóc, làm móng, da, cạo râu bằng dao cạo nhưng không được phép tư vấn sử dụng mỹ phẩm. Để được cấp bằng này, người học viên phải học ít nhất 1100 giờ (có thể chênh lệch số giờ tùy theo tiểu bang).
Bên cạnh đó tùy vào tiểu bang và trường học thì bạn buộc phải học hết lớp 10, hoặc lớp 12. Hoặc nơi khó thì bắt buộc bạn phải có bằng tốt nghiệp cấp 3 (tương đương bằng GED ở mỹ).
Vì vậy bạn có thể chọn một trong hai chương trình trên để có thể có bằng hành nghề tóc. Tại jasmsine Việt Nam có đào tạo chuyên sâu và 2 chương trình trên tại Việt Nam, có số giờ được chấp nhận tại Mỹ.
Chọn trường học thì phải kiểm tra xem trường có được State Board chấp nhận chưa. Nếu không thì bạn sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề . Tại Mỹ việc học trường nào thì tham khảo nơi bạn đang sinh sống là tốt nhất. Còn ở Việt Nam, Jasmine là trường đầu tiên và duy nhất được State Board chấp nhận giờ học.
Xem chi tiết các trường được Mỹ chấp nhận giờ học tại đây :
Danh sách các trường được State Board chấp nhận giờ học.pdf
Trường nào không có tên trong danh sách trên sẽ không được chấp nhận giờ học tại Mỹ.
Khi bạn đăng ký học ở một trường thẩm mỹ thì bạn sẽ phải mua tài liệu để học lý thuyết và thực hành như: sách hoặc đĩa. Việc học thi lý thuyết “Tóc “ đòi hỏi bạn phải tốn rất nhiều thời gian nên bạn cần học mỗi ngày.
Với bộ đề thi tóc ở Mỹ hơn 700 câu thì bạn có thể ôn tập và hiểu rõ thêm về ngành nghề của mình trước khi đi thi.
Theo như chia sẻ của các bạn thì thi thực hành tóc các khóa trước của JASMINE thì thi sẽ rất khó vì khi thi thực hành thì tay rất run. Vì vậy việc nắm rõ đề thi thực hành cũng rất quan trọng trước khi đi thi.
Việc thi cấp bằng Tóc sẽ bao gồm 02 phần thi:
1. Phần lý thuyết và phần thực hành. Phần thi lý thuyết sẽ bao gồm 100 câu hỏi và bạn phải hoàn thành trong vòng 02 giờ.
2. Phần thực hành sẽ bao gồm các kỹ năng cơ bản tương ứng đối với từng loại bằng nêu sau
Việc nắm rõ cũng giúp bạn học thêm hiểu quả vì đề thi thực hành hầu như năm nào cũng như nhau. Thi thực hành Tóc thì bao gồm các phần sau:
Sau khi được cấp bằng, bạn có thể được hành nghề. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo các quy định về giữ bằng để không bị phạt treo bằng, thu hồi bằng. Đồng thời, bạn phải gia hạn bằng mỗi 02 năm một lần và việc gia hạn có thể thực hiện online tại trang Web của State Board nơi bạn sinh sống và làm việc.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn bằng đề thi thực hành của “Cosmetology” vì phần thi tóc cũng giống phần thi dành cho riêng một bằng hành nghề tóc.
4, Học tại Việt Nam có những ưu điểm gì hơn so với học ở Mỹ
Tại Việt Nam, JASMINE SCHOOL hiện là trường đầu tiên và duy nhất được State Board chấp nhận giờ học . Khi chọn lựa JASMINE có những ưu điểm gì hơn so với việc qua Mỹ rồi mới bắt đầu đi học ?
Hãy an tâm và cố gắng hết mình khi học tập tại Jasmine .
-Cam kết giảng dạy chi tiết , đầy đủ theo giáo trình chuẩn Hội đồng Thẩm mỹ Hoa Kỳ
- Được cấp chứng chỉ Chứng nhận giờ học , khi đến Mỹ chỉ làm hồ sơ thi với Hội đồng Thẩm Mỹ ( không phải học lại )
- Được cấp Bằng Sơ Cấp nghề Chính Quy của sở Lao Động Thương Binh và Xã hội
- Cam kết những giá trị mang lại cho học viên đúng như những gì đã tư vấn .
- Cam kết không phát sinh chi phí trong quá trình học
Tư vấn miễn phí Chương trình học Barber định cư Mỹ và tham gia học Barber đi định cư Mỹ tại JAMINE VIET NAM cùng chúng mình nhé !
Mọi chi tiết về thông tin khóa học và giải đáp thắc mắc về Nails - Cosmetology - Barber - Esthetician vui lòng liên hệ :
TRƯỜNG ĐÀO TẠO NGHỀ THẨM MỸ JASMINE VIỆT NAM
Địa chỉ : 11D Lê Văn Chí, P. Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
Fanpage: https://www.facebook.com/JasminebeautyschoolVietNam/
SĐT Tại Việt Nam: +84 2862.897979 Hotline: 0977 18 02 15
Hotline: +1 (619) 844-4272 1 (619)269-5720 - 1 (619) 844-4272