Cầu Thủ Nhập Tịch Của Lào Cai Hiện Tại Là Ai

Cầu Thủ Nhập Tịch Của Lào Cai Hiện Tại Là Ai

Chiều 5/12, HLV Kim Sang-sik đã chốt danh sách 26 cầu thủ cùng tuyển Việt Nam hướng đến AFF Cup 2024.

Chiều 5/12, HLV Kim Sang-sik đã chốt danh sách 26 cầu thủ cùng tuyển Việt Nam hướng đến AFF Cup 2024.

Tốn nhiều năm để cải thiện luật

Chuyện nhập tịch cầu thủ đã diễn ra cũng gần như từ khi bắt đầu có bóng đá hiện đại. Huyền thoại Alfredo Di Stefano, từng chơi cho cả 2 đội tuyển Argentina và Tây Ban Nha thời những năm 1940-1950. Di cư do chiến tranh loạn lạc, căng thẳng chính trị giữa các nước, và luật lệ bóng đá còn lỏng lẻo từng khiến chuyện cầu thủ nhập tịch gần như không được cai quản.

Để hạn chế tranh cãi, từ năm 2004, FIFA chính thức quy định cho phép một cầu thủ có thể khoác áo tuyển trẻ của một quốc gia, rồi sau đó chuyển sang khoác áo đội tuyển một quốc gia khác, miễn là họ đăng ký trước khi lên 21 tuổi.

Antar Yahia, tuyển thủ Algeria, trở thành trường hợp đầu tiên của quy định mới này. Cha mẹ Yahia là người Algeria di cư sang Pháp. Cầu thủ này từng khoác áo các đội U16, U18 Pháp, trước khi chuyển sang chơi cho đội tuyển quốc gia Algeria từ năm 21 tuổi.

Trường hợp Yahia rất phổ biến với bóng đá Pháp và các nước châu Phi do những liên hệ quá khứ. Gần 10% dân số Pháp là người gốc Phi, và xét riêng trong thể thao (đặc biệt là bóng đá), tỉ lệ này càng cao. (Ở World Cup 2022, có đến 15/26 tuyển thủ Pháp là người gốc Phi).

Hằng năm, có hàng trăm cầu thủ trẻ người Pháp được gọi vào các tuyển trẻ, nhưng sau đó không có cơ hội chơi cho đội tuyển quốc gia Pháp. Nhiều người như vậy quyết định quay lại với quê hương, trở về thi đấu cho một đội tuyển quốc gia châu Phi.

Những trường hợp như của Yahia là khá tự nhiên và không gây tranh cãi gì. Vấn đề nằm ở các nền bóng đá tìm đường đi tắt bằng cách nhập tịch những cầu thủ chất lượng tốt, nhưng trước đó không liên quan gì tới đất nước mà họ phục vụ.

Ví dụ điển hình là Qatar, nền bóng đá còn rất non trẻ vào đầu những năm 2000, nhưng nay đã vươn lên hàng đầu châu lục sau khi nhập tịch ồ ạt một loạt cầu thủ Nam Mỹ.

Thấy tình hình không ổn, năm 2008, FIFA lại phải siết chặt các quy định. Theo đó, để có thể đại diện một đội tuyển quốc gia, cầu thủ phải thỏa mãn ít nhất một trong các điều kiện: sinh ra ở quốc gia đó, có cha mẹ, ông bà sinh ra ở quốc gia đó, đã sinh sống từ 5 năm trở lên ở quốc gia đó khi qua tuổi 18...

FIFA làm nghiêm đến mức có một đội ngũ pháp lý chuyên quản lý vấn đề này, và những trường hợp như nhận con nuôi sẽ không được chấp thuận.

Đội tuyển Pháp ở World Cup 2022. Ảnh: UEFA.com

Luật lệ chặt chẽ hơn, chuyện nhập tịch ít gây tranh cãi hơn, dù quy định "5 năm sinh sống tại quốc gia đó" vẫn bị xem là kẽ hở để lách luật, dù ràng buộc này, ngoài chuyện luật lệ, còn dẫn tới những ràng buộc về chuyên môn, do sự nghiệp cầu thủ đỉnh cao thường khá ngắn ngủi, và 5 năm là một quãng thời gian rất dài.

Ví dụ trường hợp cầu thủ người Brazil Elkeson của tuyển Trung Quốc. Elkeson không đáp ứng bất kỳ điều kiện quê hương bản quán nào để khoác áo tuyển Trung Quốc, nhưng anh bị thu hút bởi sức mạnh đồng tiền của China Super League, và chuyển đến đây khi 24 tuổi.

Dù vậy, khi đủ điều kiện nhập tịch, tiền đạo người Brazil đã gần 30 tuổi. Anh không bao giờ có lại được phong độ ghi trung bình 1 bàn/trận như thời điểm khoác áo Guangzhou Evergrande hay Shanghai SIPG.

Khoảng thời gian 5 năm như vậy đủ để làm khó ý định nhập tịch theo kiểu "đường tắt". Nếu Lionel Messi đến Indonesia chơi bóng vào năm 20 tuổi, liệu 5 năm sau, anh có còn giữ được đẳng cấp?

Không giống Trung Quốc hay Qatar, trường hợp nhập tịch của Indonesia gần đây tương tự với Morocco. Ở World Cup 2022, 14/26 tuyển thủ Morocco sinh ở nước ngoài. Đa số họ sinh trưởng ở Pháp, Hà Lan, Canada...

Khi Morocco có chuyến phiêu lưu kỳ diệu tại World Cup, chẳng ai chê trách họ về việc nhập tịch cầu thủ. Những ngôi sao của họ như Hakim Ziyech, Noussair Mazraoui, Achraf Hakimi... đều có cha mẹ hoặc ông bà là người Morocco. Họ đơn giản chỉ chọn khoác áo đội tuyển quê hương.

Elkeson khoác áo đội tuyển Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Đây cũng là xu hướng ngày càng phổ biến của bóng đá đỉnh cao trong một thế giới toàn cầu hóa cao độ. Chính sách liên lạc chặt chẽ với kiều bào của một số quốc gia châu Phi như Morocco hay Senegal đã giúp nền bóng đá nước họ quật khởi.

Từ thập niên 2010, chính quyền Morocco đã đẩy mạnh quá trình này, và thuyết phục thành công rất nhiều VĐV thể thao nổi tiếng quay về phục vụ quê hương.

Trong làn sóng nhập tịch của Indonesia gần đây, không thể không nhắc đến công trạng của chủ tịch Liên đoàn Bóng đá nước này (PSSI), ông Erick Thohir. Vị doanh nhân có tài sản ước tính khoảng 1,2 tỉ USD này khá được trọng vọng trong giới bóng đá đỉnh cao.

Giai đoạn 2013-2018, ông từng là chủ tịch CLB Ý Inter Milan. Với tầm ảnh hưởng và các mối quan hệ rộng, ông Thohir đã thuyết phục thành công nhiều ngôi sao trở về khoác áo tuyển Indonesia.

Đó là Jay Idzes, trung vệ người Hà Lan đang chơi bóng ở Ý, có ông bà ngoại là người Indonesia; hay tiền vệ ngôi sao của CLB Heerenveen Thom Haye, có ông ngoại là người Indonesia.■

Phải chăng vì không thể lên tuyển Hà Lan mà Idzes hay Haye chọn Indonesia? Điều đó có thể, nhưng cũng chưa hẳn. Joel Matip, trung vệ ngôi sao của tuyển Liverpool, từng tuyên bố cắt đứt với tuyển Cameroon vì cảm thấy quá phiền phức khi phải di chuyển qua lại giữa Anh và châu Phi. Anh không phải người duy nhất cảm thấy khó khăn với chuyện cứ 2 tháng một lần lại phải bay hàng chục ngàn km về thi đấu cho tuyển quốc gia, rồi lại trở về CLB ở châu Âu. Khoảng cách giữa Indonesia và Hà Lan là 12.000km, và những đợt hội quân cho vòng loại World Cup hay các giải khu vực không thể tránh khỏi sẽ ảnh hưởng tới Haye cùng Idzes.