Thông thường đối với các khách hàng cá nhân/khách lẻ rất ít khi lấy hóa đơn điện tử. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thường không chú ý tới vấn đề này, hoặc lựa chọn giải pháp cuối ngày hoặc cuối tháng xuất tổng hợp một hóa đơn cho khách cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những quy định về việc xuất hóa đơn cũng như cách xuất hóa đơn điện tử cho cá nhân/khách lẻ.
Thông thường đối với các khách hàng cá nhân/khách lẻ rất ít khi lấy hóa đơn điện tử. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thường không chú ý tới vấn đề này, hoặc lựa chọn giải pháp cuối ngày hoặc cuối tháng xuất tổng hợp một hóa đơn cho khách cá nhân. Tuy nhiên trên thực tế vẫn có những quy định về việc xuất hóa đơn cũng như cách xuất hóa đơn điện tử cho cá nhân/khách lẻ.
Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung cho Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC quy định cách xuất hóa đơn điện tử cho cá nhân/khách lẻ như sau:
Trường hợp cung ứng hàng hóa dịch vụ có giá trị mỗi lần từ 200.000 VNĐ trở lên nếu khách hàng cá nhân không có nhu cầu lấy hóa đơn, hoặc không cung cấp thông tin. Người bán bán vẫn phải lập hóa đơn điện tử và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn “ hoặc “người mua không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ hay mã số thuế”
Các đơn vị bán lẻ xăng dầu cuối ngày đơn vị phải lập một hóa đơn chung cho tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn trong ngày.
Quy định Phương thức chuyển dữ liệu điện tử theo bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử (theo Phụ lục 2 Thông tư 68/2019/TT-BTC) cùng thời hạn nộp hồ sơ thuế GTGT áp dụng đối với những trường hợp sau:
- Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, tài chính, bảo hiểm, hàng không.
- Bán hàng hóa là nước sạch, điện nếu có thông tin về mã số thuế khách hàng hoặc mã khách hàng.
- Bán hàng hóa dịch vụ cho cá nhân mà trên hóa đơn không nhất thiết cần có thông tin về địa chỉ, tên người mua.
- Riêng với bán xăng dầu lẻ cho cá nhân không kinh doanh thì phải tổng hợp toàn bộ hóa đơn bán hàng theo từng mặt hàng thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
- Sau khi người bán lập đầy đủ nội dung cần có trên hóa đơn sẽ gửi hóa đơn cho người mua và cho cơ quan thuế.
Bên bán vẫn phải xuất hóa khi khách hàng cá nhân không yêu cầu
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử cho cá nhân/khách lẻ. Có thể thấy rằng, khách hàng không có yêu cầu lấy hóa đơn thì bên bán vẫn phải xuất hóa đơn đầy đủ cho mỗi lần bán hàng hóa dịch vụ. Đồng thời, bên bán phải báo cáo dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế theo đúng quy định.
Website chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ Internet, Vinaphone và Công nghệ thông tin VNPT tại Đồng Nai
TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0911848686 Zalo HOTLINE TƯ VẤN BÁN HÀNG: 0918884113 Số DUY NHẤT tiếp nhận Báo hỏng dịch vụ: Cố định/ Internet/ Mytv: 18001166 Tổng đài hỗ trợ dịch vụ CNTT 18001260 Tổng đài hỗ trợ Sim, gói cước Vinaphone: 18001091
Website: https://vnpt-dongnai.com/ Email: [email protected]
Căn cứ quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì có thể hiểu hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Khách lẻ không lấy hóa đơn thì có xuất hóa đơn điện tử không? (Hình từ internet)
Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về nội dung thể hiện trên hóa đơn điện tử xuất cho khách hàng cá nhân khi bán hàng hóa, dịch vụ cần lập:
- Tên, địa chỉ và MST của người bán.
- Tên, địa chỉ và MST của người mua (nếu có).
- Tên dịch vụ, hàng hóa, số lượng, đơn vị tính, đơn giá.
- Thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế GTGT, Số tiền thuế theo từng loại, Tổng số tiền thuế,
- Tổng tiền thanh toán đã bao gồm thuế GTGT.
- Chữ ký của người bán hàng hóa, dịch vụ.
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử.
- Mã của cơ quan thuế (nếu có).
- Phí lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu khuyến mại (nếu có) và các nội dung liên quan khác (nếu có).
Xuất hóa đơn điện tử cho cá nhân/khách lẻ phải đầy đủ nội dung theo quy định
Một số trường hợp xuất hóa đơn không cần ghi đầy đủ các nội dung bao gồm:
- Hoạt động bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại, bán xăng dầu, vé xem phim, trông coi phương tiện vận tải không cần có tên địa chỉ người mua.
- Hóa đơn điện tử dưới hình thức tem, thẻ, vé không cần chữ ký của người bán, tên địa chỉ người mua. Trường hợp có sẵn giá trên tem, vé không nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
- Với dịch vụ vận tải không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử hóa đơn được lập theo thông lệ quốc tế. Lúc này hóa đơn điện tử không cần có địa chỉ người bán người mua, chữ ký của người bán, số thứ tự hóa đơn, thuế xuất, ký hiệu mẫu hóa đơn, mã số thuế.
Lưu ý: Tổ chức, doanh nghiệp bên bán cần xuất đầy đủ hóa đơn theo từng lần bán đúng quy định để hạch toán thuế.
Hướng dẫn cách tra cứu hóa đơn điện tử VNPT nhanh chóng nhất
Hóa đơn điện tử xuất lùi ngày được không - Quy định về thời điểm lập hóa đơn
Theo quy định của pháp luật, từ ngày 01/11/2020 các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh khi cung cấp hàng hóa dịch vụ phải lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo đúng định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định. Hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng bần bán cũng như đối tượng khách hàng.
Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi cung cấp hàng hóa dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng
Khoản 1 Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy: Căn cứ các quy định nêu trên thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Do đó, trường hợp doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách lẻ thì vẫn phải xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định nêu trên.