Biểu Cam Kết Wto Về Hàng Hóa

Biểu Cam Kết Wto Về Hàng Hóa

Các cam kết này bao gồm nhóm các cam kết trực tiếp về thương mại hàng hóa (nêu tại các Chương từ 2 đến 7 Văn kiện EVFTA) và một số cam kết trong các lĩnh vực khác như sở hữu trí tuệ, mua sắm công, dịch vụ, đầu tư, phát triển bền vững… có tác động gián tiếp tới hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai Bên. Chú ý là trong EVFTA, EU với 27 nước thành viên là một Bên thống nhất. Do đó, ngoại trừ một số ít các trường hợp có cam kết riêng cho từng nước thành viên EU (ví dụ về các chỉ dẫn địa lý, mở cửa thị trường mua sắm công, mở cửa thị trường dịch vụ đầu tư phía EU), tất cả các cam kết của EU trong EVFTA đều là cam kết thống nhất của tất cả các nước thành viên EU, trong đó có Đức. Do đó, trong EVFTA, ngoại trừ các trường hợp nêu cụ thể, tất cả các cam kết mà EU dành cho Việt Nam cũng là các cam kết mà Đức dành cho Việt Nam, và ngược lại, các cam kết của Việt Nam cho EU cũng là cam kết dành cho Đức, theo Trung tâm WTO.

Các cam kết này bao gồm nhóm các cam kết trực tiếp về thương mại hàng hóa (nêu tại các Chương từ 2 đến 7 Văn kiện EVFTA) và một số cam kết trong các lĩnh vực khác như sở hữu trí tuệ, mua sắm công, dịch vụ, đầu tư, phát triển bền vững… có tác động gián tiếp tới hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai Bên. Chú ý là trong EVFTA, EU với 27 nước thành viên là một Bên thống nhất. Do đó, ngoại trừ một số ít các trường hợp có cam kết riêng cho từng nước thành viên EU (ví dụ về các chỉ dẫn địa lý, mở cửa thị trường mua sắm công, mở cửa thị trường dịch vụ đầu tư phía EU), tất cả các cam kết của EU trong EVFTA đều là cam kết thống nhất của tất cả các nước thành viên EU, trong đó có Đức. Do đó, trong EVFTA, ngoại trừ các trường hợp nêu cụ thể, tất cả các cam kết mà EU dành cho Việt Nam cũng là các cam kết mà Đức dành cho Việt Nam, và ngược lại, các cam kết của Việt Nam cho EU cũng là cam kết dành cho Đức, theo Trung tâm WTO.

Biểu mẫu giấy cam kết trả nợ vay vốn ngân hàng Chính sách xã hội

Việt Nam và EU đều áp dụng một biểu thuế nhập khẩu chung cho hàng hóa có xuất xứ của bên còn lại khi nhập khẩu vào lãnh thổ của nhau. Về cơ bản, cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA được chia thành các nhóm sau:

Theo cam kết, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của ta.

Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho ta hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta ở thời điểm hiện tại.

Cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam

Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ này tương ứng là 98,3% số dòng thuế và 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU.

Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng TRQ theo cam kết WTO.

Về nguyên tắc, Việt Nam và EU cam kết không đánh thuế xuất khẩu đối với hàng hóa khi xuất khẩu từ lãnh thổ một bên sang bên kia. Lý do của cam kết cắt giảm thuế xuất khẩu là nhiều nước trên thế giới coi việc đánh thuế xuất khẩu là một hình thức trợ cấp gián tiếp gây ra cạnh tranh không lành mạnh giữa hàng hóa của các nước.

Trong EVFTA, Việt Nam đã bảo lưu quyền áp dụng thuế xuất khẩu đối với 526 dòng thuế, trong đó có các sản phẩm quan trọng như dầu thô, than đá (trừ than để luyện cốc và than cốc). Đối với các dòng thuế có mức thuế xuất khẩu hiện hành tương đối cao, Việt Nam cam kết mức trần thuế xuất khẩu về 20% trong thời gian tối đa là 5 năm (riêng quặng măng-gan có mức trần 10%). Với các sản phẩm khác, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu theo lộ trình tối đa là 16 năm.

Theo Hiệp định EVFTA, hàng tân trang là hàng hóa được phân loại tại Chương 84, 85, 87, 90 và 9402, ngoại trừ hàng hóa được liệt kê tại Phụ lục 2-A-5 của Hiệp định (Danh mục loại trừ đối với hàng tân trang), theo đó hàng tân trang:

Hai bên cam kết sẽ đối xử với hàng tân trang như đối với hàng mới tương tự. Điều này có nghĩa là Việt Nam cho phép nhập khẩu hàng tân trang có xuất xứ EU với mức thuế nhập khẩu, các loại thuế và phí khác tương tự như hàng mới cùng loại. Cam kết này không ngăn cản một bên quyền được yêu cầu dán nhãn đối với hàng tân trang nhằm tránh gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Việt Nam có thời gian chuyển đổi là 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực để thực thi nghĩa vụ này.

Ngày 13/12/2005 ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện, Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 01/6/2006. Hiệp định khung tạo tiền đề cho hai bên đàm phán và ký kết các Hiệp định về tự do hóa hàng hóa, thương mại và đầu tư, nhằm thiết lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc.

Trên cơ sở hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết:

Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam

Trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 86% tổng số dòng thuế vào năm 2018, 14% tổng số dòng thuế còn lại sẽ giảm thuế về 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021) và cắt giảm một phần thuế suất vào 2021 hoặc giữ nguyên thuế suất MFN.

Từ năm 2015, Việt Nam xóa bỏ thuế quan đối với 7366 dòng thuế (chiếm 77,6% tổng số dòng thuế) tập trung vào một số sản phẩm thuộc các nhóm: sản phẩm nông nghiệp, máy móc thiết bị phụ tùng, dệt may, thủy sản, giấy, hóa chất, sản phẩm từ sắt thép và kim loại cơ bản,…

Đến năm 2018, tổng số dòng thuế xóa bỏ thuế quan là 8184 (chiếm khoảng 86% tổng số dòng thuế).

Lộ trình cắt giảm cuối cùng của Hiệp định AKFTA là năm 2021. Ngoài các dòng thuế đã được xóa bỏ thuế quan vào năm 2018, dự kiến khoảng 620 dòng thuế sẽ được giảm thuế về 5% (tập trung vào một số nhóm như điện tử, cơ khí, sắt thép và kim loại cơ bản, sản phẩm hóa dầu, phụ tùng máy móc, một số mặt hàng ô tô đặc chủng và chuyên dụng…)

Những mặt hàng không cam kết hoặc duy trì thuế suất cao (50%) gồm ô tô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp, đồ điện gia dụng, sắt thép, điện tử, rượu, thuốc lá, xăng dầu,…

Cam kết của Hàn Quốc dành cho Việt Nam

Về cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của Hàn Quốc dành cho Việt Nam, Hàn Quốc đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết trong Hiệp định AKFTA từ năm 2010. Theo đó tính đến nay, 90,9% hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng thuế suất 0% nếu có chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Các nhóm mặt hàng Hàn Quốc không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình (năm 2021) chủ yếu gồm: một số loại thủy sản (tôm, cua, cá đông lạnh, đóng hộp), nông sản (chế phẩm từ sữa, mật ong, tỏi, gừng, đậu đỏ, khoai lang), hoa quả nhiệt đới, và hàng công nghiệp như dệt may, sản phẩm cơ khí,...

Mối quan hệ đối thoại ASEAN-Australia đã phát triển và trưởng thành đáng kể kể từ khi Australia trở thành Đối tác Đối thoại đầu tiên của ASEAN cách đây hơn ba thập kỷ vào năm 1974.

Trong những năm qua, quan hệ đối tác ASEAN-Australia không ngừng được củng cố và nâng cao. Các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia, cùng với New Zealand, đã gặp nhau vào năm 2004 để kỷ niệm 30 năm quan hệ đối thoại của họ. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2004, các Nhà Lãnh đạo đã thông qua Tuyên bố chung của các Nhà Lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-Australia và New Zealand nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối thoại của họ trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm hợp tác chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội.

Với mối quan hệ thực chất với ASEAN được xây dựng hơn 35 năm, ASEAN và Australia đang chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN-Australia lần thứ nhất sẽ được triệu tập vào tháng 10 năm 2010.